Nghề đan lục bình giúp người dân Sóc Trăng có thu nhập ổn định

VOV.VN - Vượt qua sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nghề đan lục bình ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục giúp người dân ở vùng nông thôn có thu nhập ổn định.

Nghề đan lục bình không còn xa lạ với người dân vùng sông nước tại khu vực ĐBSCL, trong đó có thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Không chỉ giúp cho lao động nhàn rỗi ờ nông thôn có thêm thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, nghề này còn tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường, giảm tác động của biến đổi khí hậu.

Gia đình ông Nguyễn Phước Hữu, ngụ ở ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới hàng ngày vẫn tất bật đan chậu hoa, nệm, giỏ xách… từ nguyên liệu lục bình. Được biết, gia đình ông Hữu không đất sản xuất, và nghề đan lục bình là thu nhập chính của gia đình.

Gia đình ông Hữu tham gia đan lục bình từ hơn 7 năm trước thay cho công việc đi làm thuê, làm mướn sống qua ngày. Trước khi tham gia, ông được hỗ trợ học lớp nghề đan đát miễn phí. Năm ngoái, gia đình ông Hữu tiếp tục được hỗ trợ thêm 5 triệu đồng để thuê bãi trồng lục bình làm nguyên liệu, từ đó, giúp thu nhập gia đình cũng tăng lên.

Ông Hữu tâm sự, hiện nay, nếu trừ các khoản chi phí và sinh hoạt trong gia đình, hai vợ chồng ông còn dư từ trên 200.000 đồng/ngày, đời sống gia đình nhờ vậy cũng ổn định và khấm khá hơn. 

"Đất bị phèn nên làm kinh tế không phát triển, vì vậy, mà cuộc sống kinh tế của người nông dân cũng khổ lắm. Nhờ sự phát triển nghề đan lục bình này nên gia đình tôi vẫn có cái ăn, vợ con có nghề, có thu nhập, cũng đủ chi tiêu" - ông Hữu nói.

Ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới với điều kiện là vùng đất trũng phèn, nên việc sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả không cao. Để tăng thêm thu nhập cho gia đình, bà con địa phương chọn tham gia nghề đan lục bình. Hiện toàn ấp có 250 hộ dân, thì có 90% hộ đã tham gia nghề đan đát lục bình, trung bình mỗi hộ có từ 1 đến 3 nhân khẩu đan đát, với thu nhập bình quân một người từ 70.000 – 100.000 đồng/ngày.

Chị Huỳnh Thị Miển, Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm cho biết: "Mùa dịch bệnh vừa qua, chị em nơi đây vẫn hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng nên đời sống khá thoải mái. Doanh nghiệp cũng vẫn làm việc, không bị dừng. Tiền cũng hơi chậm chút, nhưng trả đủ hết rồi, chị em cũng ổn định nhiều lắm. Giờ hầu như cả ấp Vĩnh Hòa này đan lục bình".

Nghề đan đát lục bình được hình thành gần 20 năm ở thị xã Ngã Năm, khởi đầu từ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quới. Với việc làm tại nhà, thu nhập ổn định và lao động chủ yếu là trung niên trở lên, do đó, dù trong những tháng mùa dịch vừa qua, bà con vẫn có thể đan lục bình, có thu nhập đều đặn, đảm bảo đời sống.

Từ vài hộ tham gia ban đầu đến nay có gần 500 hộ ở các xã, phường trên địa bàn thị xã Ngã Năm với trên 1.500 lao động ở địa phương tham gia. Ngoài ra, địa phương còn hình thành 5 tổ hợp tác đan lát lục bình. Song song đó, ký kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, với mức giá ổn định đảm bảo lợi nhuận cho người đan lát.

Chị Nguyễn Kim Liên, Tổ trưởng Tổ hợp tác ấp Mỹ Hòa, xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Lúc ban đầu thì điểm của tôi chỉ có gần 10 người, nhưng đến nay đã có hơn 150 chị em tham gia và ngày càng phát triển. Trung bình một tuần chung tôi sản xuất khoảng trên 3.000 cái. Thợ giỏi làm ra khoảng 20 cái/ngày, mỗi cái 12.000 đồng. Thợ lớn tuổi thì trên 10 cái/ngày. Trung bình thì người mới biết nghề thu nhập 120.000-150.000 đồng/ngày, còn làm giỏi thì thu nhập 200.000 đồng/ngày trở lên".

Nghề đan lục bình thật sự đang là mô hình sinh kế hiệu quả cho người dân ở địa phương Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Từ mô hình này, giúp người lao động nhàn rỗi ở địa phương có thêm nguồn thu nhập và trang trải cuộc sống gia đình, thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay. Đây cũng là mô hình được địa phương quan tâm nhân rộng quy mô, giúp người dân trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo một cách bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Câu chuyện sản xuất và làm giàu
Câu chuyện sản xuất và làm giàu

Ấy vậy mà một thời còn có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khẩu hiệu “dân giàu nước mạnh”.

Câu chuyện sản xuất và làm giàu

Câu chuyện sản xuất và làm giàu

Ấy vậy mà một thời còn có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khẩu hiệu “dân giàu nước mạnh”.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá
Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.

Làm giàu từ cây mía ở vùng hạn H’bông
Làm giàu từ cây mía ở vùng hạn H’bông

VOV.VN - Ở nơi có khí hậu khô hạn, cây trồng kém phát triển, người dân xã H’bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã phát triển được vùng nguyên liệu mía, tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.

Làm giàu từ cây mía ở vùng hạn H’bông

Làm giàu từ cây mía ở vùng hạn H’bông

VOV.VN - Ở nơi có khí hậu khô hạn, cây trồng kém phát triển, người dân xã H’bông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã phát triển được vùng nguyên liệu mía, tạo nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.

Làm giàu từ những cánh rừng quê hương
Làm giàu từ những cánh rừng quê hương

VOV.VN - Không còn tư duy “làm xổi, ăn xổi”, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã cùng bàn bạc, thành lập HTX nghề rừng để giúp nhau thoát nghèo bền vững và cùng làm giàu.

Làm giàu từ những cánh rừng quê hương

Làm giàu từ những cánh rừng quê hương

VOV.VN - Không còn tư duy “làm xổi, ăn xổi”, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã cùng bàn bạc, thành lập HTX nghề rừng để giúp nhau thoát nghèo bền vững và cùng làm giàu.