Nghị quyết về đầu tư nước ngoài của Bộ Chính trị: Thành công bước đầu ngoài mong đợi
VOV.VN - Trong giai đoạn 2021-2025, 4 năm liên tiếp, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vượt ngưỡng mục tiêu bình quân năm 20 tỷ USD và sớm hơn 2 năm so với dự kiến.
Đó là Nghị quyết 50-NQ/BCT ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2025 thu hút bình quân 20-30 tỷ USD/năm vốn thực hiện. Trong 4 năm liên tiếp, lượng vốn vượt ngưỡng mục tiêu bình quân năm 20 tỷ USD và sớm hơn 2 năm so với dự kiến.
Khẳng định vai trò đáng kể đầu tư nước ngoài
Theo Nghị quyết, sau hơn 30 năm tăng cường hợp tác, đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận cấu thành kinh tế Việt Nam, góp phần đa dạng hóa tối đa thành phần, tăng tính bao trùm toàn bộ nền kinh tế để không một thành phần nào bị bỏ lại phía sau.
Vốn đầu tư nước ngoài bổ sung tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo thêm hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu trong các thành phấn kinh tế với trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước hàng năm, tạo thặng dư thương mại liên tục 7 năm từ 2016.
Các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng cao hàm lượng chế biến sâu và công nghệ cao, theo đó, đáp ứng hiệu quả các yếu cầu về hàm lượng nội địa để hưởng ưu đãi trong các hiệp định thương mại.
Nguồn lao động sẵn có, chi phí thấp, nhiều biện pháp khuyến khích hữu hiệu kết hợp nguồn đầu tư dồi dào, công nghệ cạnh tranh, quản trị hiệu quả cùng lợi thế thị trường xuất khẩu quy mô lớn, ưu đãi sâu từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tạo động lực thúc đẩy dòng đầu tư lớn.
Bản chất đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phản ánh ở sự kết nối giữa thu hút đầu tư với đẩy mạnh xuất khẩu để tạo lợi ích đầu tư tổng thể lớn nhất.
Đầu tư nước ngoài góp phần hình thành chuỗi giá trị toàn cầu, mở đường rộng lớn để nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Đây là mô hình tổ chức tích hợp thành công nguồn lực đối nội và đối ngoại để thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân của Việt Nam và các nước tham chiếu.
Đầu tư nước ngoài gia tăng tạo áp lực hoàn thiện liên tục thể chế cả cấp quốc gia, địa phương, khu công nghiệp về chiến lược, quy hoạch, luật pháp, chính sách, biện pháp, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư theo xu hướng khu vực và thế giới.
Thành công bước đầu ngoài mong đợi
Nghị quyết có hiệu lực từ 20/8/2019 đặt mục tiêu thu hút ít nhất 20 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2025. Đây là giai đoạn có tính nền tảng để tăng tốc thu hút ít nhất 30 tỷ USD mỗi năm giai đoạn 2026-2030 nghĩa là tốc độ tăng ít nhất 150% so với giai đoạn trước.
Quyết tâm trong nước rất cao nhưng vốn đầu tư nước ngoài có tính cơ động rất cao nên chỉ khi có dấu hiệu không thuận lợi, dòng vốn này đổi chiều dịch chuyển. Mức độ thành công của mục tiêu đặt ra phụ thuộc nhiều vào xu hướng dịch chuyển vốn khu vực và toàn cầu.
Mặc dù mục tiêu đặt ra của Nghị quyết không tinh năm 2019 và 2020 nhưng thực tế, lưọng vốn thu hút thực tế đạt được tương ứng là 20,38 tỷ USD và 19,98 tỷ USD. Tính bình quân, mỗi năm thú hút được 20,18 tỷ USD, đạt mục tiêu đặt ra ngay vào năm Nghị quyết có hiệu lực. Số liệu này cho thấy thành công trên thực tế của Nghị quyết sớm hơn dự kiến.
Năm 2021 và năm 2022, lượng vốn thu hút tương ứng là 19,74 và 22.4 tỷ USD. Bình quân 2 năm là 21,07 tỷ USD - đạt mục tiêu đặt ra. Nếu tính bình quân 4 năm 2019-2022, con số này là 20,625 tỷ USD/năm.
Chất lựợng dòng vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu của Việt Nam. Tất cả các dự án được thẩm đinh chặt chẽ, giám sát đầy đủ và có chế tài thỏa đáng nếu vi phạm pháp luật cũng như tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Dòng vốn vào Việt Nam, như vậy, bảo đảm cả về quy mô và chất lượng, khẳng định Nghị quyết triển khai thành công hay nhanh chóng đi vào cuộc sống.
Triển vọng giai đoạn tiếp theo
Năm 2023 và các năm tiếp theo là khoảng thời gian chuyển tiếp, có nhiều điểm khác về quy mô, phạm vi và chất lượng vốn đầu tư nước ngoài so với giai đoạn trước.
Khu vực đầu tư nước ngoài vẫn đóng vai trò vượt trội so với các khu vực và thành phần kinh tế khác trong khai thác nguồn lực nội địa hướng vào xuất khẩu.
Biến động dòng đầu tư toàn cầu vẫn rất bất định, khó lường nhưng Việt Nam vẫn có khả năng duy trì sự ổn định của nền kinh tế. Quy hoạch tổng thể quốc gia được phê duyệt từ đầu năm 2023 bảo đảm tính thống nhất trong điều chuyển dòng đầu tư nước ngoài gữa các địa phương.
Đầu tư nước ngoài mở rộng sang nhiều lĩnh vực và gia tăng về quy mô, hướng mạnh vào xuất khẩu. Ưu đãi của các cam kết từ các hiệp định sẽ được khai thác và nhà đầu tư hưởng lợi ích “kép” gồm lợi ích khai thác chi phí nguồn lực rẻ trong nước và lợi ích xuất khẩu giá cả cao vào nước nhập khẩu.
Các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết có hiệu lực là thị trường đáng kể để nhà đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu và phát huy hiệu quả quy mô.
Động lực lợi nhuận cao khi đầu tư vào Việt Nam tạo sức hút đầu tư nước ngoài giai đoạn mới.
Yêu cầu chất lượng vốn đầu tư gắn với công nghệ cao, đào tạo nhân lực trinh độ cao, chuyển đổi năng lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững trở thành những ràng buộc mới đối với đầu tư.
Thể chế về đầu tư được hoàn thiện. Nguồn nhân lực chất lượng cao được chuẩn bị ở mức độ nhất định và hạ tầng cơ sở được hiện đại hóa.
Hình ảnh Việt Nam hấp dẫn đầu tư được phổ biến toàn cầu. Công tác xuc tiến đầu tư giai đoạn mới, sau nhiều thập kỷ triển khai, chắc chắn sẽ được thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả cao hơn.
Đề xuất tiếp tục triển khai Nghị quyết
Nghị quyết có khả năng cao hoàn thành mục tiêu đặt ra trước thời điểm dự kiến- năm 2030. Điều này đòi hỏi hàng loạt giải pháp quyết liệt.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tiết giảm tối đa chi phí và thời gian của nhà đầu tư. Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tất cả các địa phương nhằm tạo chuyển biến cơ bản về môi trường đầu tư quốc gia, địa phương,
Khai thác các thành tựu công nghiệp 4.0 để tổ chức giao dịch phi giấy tờ, thực hiện dịch vụ đầu tư trực tuyến. Đầu tư phát triển các ứng dụng phù hợp với quá trình chuyển đổi số đồng bộ trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.
Xây dựng hệ sinh thái số phục vụ thu hút đầu tư nước ngoài thống nhất cả phạm vi quốc gia, địa phương, cac bộ, ban, ngành. Kết nối các nền tảng đầu tư của các đối tác đầu tư của Việt Nam.
Chủ động, tích cực thực hiện các cam kết quốc tế để tạo thị trường hấp dẫn đầu tư, Tiếp tục đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại mới nhằm mở rộng thị trường đồng thời với nâng ấp các hiệp định hiện có lên phiên bản mới để hình thành dòng đầu tư mới vào Việt Nam.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ các cấp độ như quốc gia, địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, doanh nghiệp để hình thành nhiều dong đầu tư mới. Chú ý hiệu quả đến tiếp cận xúc tiến công ty, tập đoàn xuyên quốc gia sở hữu lượng vốn lớn, công nghệ cao, thương hiệu mạnh và mạng lưới rộng.
Gia tăng sức chống chịu của doanh nghiệp để tăng tính tự tin cao nhất trong đảm nhiệm vai trò đối tác tin cậy trong hợp tác đầu tư với nước ngoài./.