Nghịch lý nghề làm muối ở Thái Bình

VOV.VN - Nghề làm muối nổi tiếng hàng trăm năm nay tại Thái Bình đang đứng trước bờ vực thẳm vì hầu hết diêm dân đã bỏ nghề.

Trời nắng to như những ngày qua được xem là thời điểm thuận lợi để làm nghề của diêm dân, nhưng trên cánh đồng muối trước cửa đền bà Chúa Muối ở thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình lại thiếu vắng bóng người. Giờ đây, những ruộng muối vuông vức đã bị bỏ hoang, thành những đầm nước, mọc đầy cỏ dại.

Trời nắng nhưng đồng muối vắng bóng diêm dân. (Ảnh: Văn Hải).
Cụ Tô Bá Yêu, người từng làm nghề muối hơn 60 năm cho hay, “bây giờ làm muối kém lắm, chỉ còn vài gia đình không có vốn liếng gì thì cựa quậy làm thôi, chứ họ "bỏ của chạy lấy người hết rồi". Cơ hội phát triển nghề này sẽ không còn nữa”.

Thời kỳ cực thịnh, tất cả các gia đình ở xã Thụy Hải đều sản xuất muối nhưng đến nay chỉ còn vài chục hộ làm nghề. Ông Nguyễn Dương Luân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thụy Hải cho biết, trong số 50ha được quy hoạch làm muối thì hiện hơn 2/3 số diện tích đang bị bỏ hoang.

Lý do mà người dân “nhạt lòng” với nghề không chỉ vì giá thu mua muối rẻ, mà còn do quy luật bồi lấp, bãi biển bị đẩy ra xa đồng muối nên nước mặn không vào nhiều. Bên cạnh đó, mương máng bị lẫn nước thải sinh hoạt càng làm cho độ mặn bị giảm sâu.

Anh Vũ Xuân Cường đã bỏ nghề làm muối được 3 năm nói, “trước nhà tôi 3 sào được hơn 1 tạ muối, nhưng bây giờ chỉ còn mấy chục cân nên không đủ sống. Bãi triều đẩy ra xa, nồng độ muối trong nước rất nhạt. Hơn nữ,a trồng thủy sản ở bên ngoài, như tôm, cua, cá vược, hiệu quả kinh tế gấp 2, gấp 3 so với làm muối”.

Theo ông Nguyễn Đình Bình, cán bộ kỹ thuật Công ty muối Nam Định, nghề làm muối bị mai một còn do người tiêu dùng chưa hiểu hết giá trị của sản phẩm muối ở Thái Bình, Nam Định.

Ở đây, muối được làm theo phương pháp truyền thống của miền Bắc là thẩm thấu nước mặn qua cát nên muối không lẫn tạp chất mà vẫn giữ được nhiều vitamin, khoáng chất của vùng biển gần cửa sông. Điều này khác biệt hẳn so với muối công nghiệp được làm từ phương pháp cô đặc nước biển khiến cho muối lẫn tạp chất và có độ chát cao ở những vùng miền khác.

Nghề truyền thống làm muối ở Thái Bình từng nổi tiếng hàng trăm năm, nhưng giờ đây đang đứng trước nguy cơ mất nghề.

Theo bà Nguyễn Nga, một doanh nhân Việt kiều Pháp, đây là một nghịch lý vì hiện nay các cơ sở làm đẹp (Spa), doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm sức khỏe phải nhập muối giàu vi chất với giá rất đắt nhưng diêm dân lại đang ngoảnh mặt với nghề cha truyền.

Bà Nguyễn Nga cho biết, “Lẽ ra chúng ta phải trở thành một đất nước sản xuất muối hùng hậu và xuất khẩu được muối. Bây giờ cần đưa khoa học công nghệ vào những vùng đất sản xuất muối từ lâu đời. Tôi muốn giúp cho người dân làm thương hiệu, cải tạo lại nghề làm muối, xây dựng chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm để nâng giá trị kinh tế lên hàng trăm lần”.

Nhiều diện tích đồng muối bị bỏ hoang. (Ảnh: Văn Hải).
Hiện xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy là địa phương duy nhất còn người làm nghề muối ở tỉnh Thái Bình. “Nhạt lòng” với nghề truyền thống này cũng là thực trạng chung ở miền Bắc.

Ông Bùi Đức Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy cho biết, sẽ tìm mọi cách kết nối với các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế nước ngoài, nhất nhà những nhà đầu tư để giúp sản phẩm muối có thể xuất khẩu ra nước ngoài.

"Ngoài ra, chúng tôi muốn gắn phát triển nghề sản xuất muối với du lịch làng nghề. Nếu được các nhà khoa học cùng đồng hành và sự hợp tác của nhà đầu tư nước ngoài thì chúng tôi sẽ quy hoạch lại diện tích trồng muối và làm đường dẫn nước từ biển về để đảm bảo đủ độ mặn làm muối", ông Hoàng nói.

Hạt muối mặn mòi từng là nguồn sống của người dân miền biển, nay chỉ vì 4 nhà (nhà quản lý, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) chưa “gặp nhau” nên những diêm dân cuối cùng ở Thái Bình đang gặp khó khăn và sắp hết mặn mà với nghề truyền thống.

Tiềm năng của nghề làm muối là rất lớn, đang cần được khơi dậy, nhất khi vừa qua, một số dự án công nghiệp ven biển gây ô nhiễm môi trường, bộc lộ những mặt trái của việc “phát triển nóng”. Hơn lúc nào hết, việc khôi phục, phát triển nghề làm muối vùng ven biển tỉnh Thái Bình được xem là hướng đi bền vững nhất hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu mua tạm trữ muối không đúng quy định làm khó diêm dân
Thu mua tạm trữ muối không đúng quy định làm khó diêm dân

VOV.VN - Việc thu mua muối tạm trữ triển khai gần 1 tháng nhưng giá thu mua vẫn thấp hơn quy định, một số nơi diêm dân chưa bán được muối.

Thu mua tạm trữ muối không đúng quy định làm khó diêm dân

Thu mua tạm trữ muối không đúng quy định làm khó diêm dân

VOV.VN - Việc thu mua muối tạm trữ triển khai gần 1 tháng nhưng giá thu mua vẫn thấp hơn quy định, một số nơi diêm dân chưa bán được muối.

Diêm dân Bạc Liêu “lao đao” vì muối đen khó bán
Diêm dân Bạc Liêu “lao đao” vì muối đen khó bán

VOV.VN - Muối đen tồn đọng không bán được lại gặp mưa dầm làm tan chảy gây nhiều thiệt hại cho diêm dân huyện Đông Hải, Bạc Liêu.

Diêm dân Bạc Liêu “lao đao” vì muối đen khó bán

Diêm dân Bạc Liêu “lao đao” vì muối đen khó bán

VOV.VN - Muối đen tồn đọng không bán được lại gặp mưa dầm làm tan chảy gây nhiều thiệt hại cho diêm dân huyện Đông Hải, Bạc Liêu.

Muối Ninh Thuận được giá được mùa, diêm dân bớt khổ  ​
Muối Ninh Thuận được giá được mùa, diêm dân bớt khổ ​

VOV.VN -Vụ muối đầu năm nay ở tỉnh Ninh Thuận cho năng suất cao lại bán được giá cao nên diêm dân rất phấn khởi.  

Muối Ninh Thuận được giá được mùa, diêm dân bớt khổ  ​

Muối Ninh Thuận được giá được mùa, diêm dân bớt khổ ​

VOV.VN -Vụ muối đầu năm nay ở tỉnh Ninh Thuận cho năng suất cao lại bán được giá cao nên diêm dân rất phấn khởi.  

Diêm dân Ninh Thuận trúng vụ muối đầu năm
Diêm dân Ninh Thuận trúng vụ muối đầu năm

VOV.VN -Áp dụng mô hình muối sạch, nhiều diêm dân huyện Ninh Hải –tỉnh Ninh Thuận đã bắt đầu thu hoạch vụ muối năm 2018.

Diêm dân Ninh Thuận trúng vụ muối đầu năm

Diêm dân Ninh Thuận trúng vụ muối đầu năm

VOV.VN -Áp dụng mô hình muối sạch, nhiều diêm dân huyện Ninh Hải –tỉnh Ninh Thuận đã bắt đầu thu hoạch vụ muối năm 2018.