Người chăn nuôi ngại tái đàn, liệu cuối năm có thiếu thịt lợn?

VOV.VN - Thời điểm hiện tại, người chăn nuôi ít tái đàn vì giá lên xuống bấp bênh, nhiều ý kiến lo ngại thiếu nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm.

Khảo sát tại “thủ phủ” chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc (xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) cho thấy, tỷ lệ hộ tái đàn đang rất thấp, chỉ chiếm khoảng hơn 30%, tức là giảm đến 70% số hộ gia đình chăn nuôi so với hơn 2 tháng trước đây.

Theo ông Trần Văn Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ, năm 2022, Ngọc Lũ có 5 thôn với hơn 2.300 hộ gia đình thì có đến 1.600 hộ nuôi lợn với tổng đàn hơn 65.000 con. Sang đến đầu năm 2023, giá lợn hơi liên tiếp xuống thấp, cả xã chỉ còn lại 300 trang trại, hộ gia đình chăn nuôi với hơn 17.000 con.

“Hơn 3 tháng trước, giá lợn hơi nhích dần, người chăn nuôi phấn khởi tái đàn trở lại, có thời điểm tổng đàn lên đến hơn 25.000 con. Nhưng hiện giá lợn hơi lại xuống, giao dịch từ 56.000 - 58.000 đồng/kg, người chăn nuôi không có lãi nên hầu như không tái đàn. Cả xã hiện chỉ còn khoảng 13.000 - 14.000 con, giảm hơn 40% tổng đàn so với 2 tháng trước đây”, ông Chung nói.

Còn ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cũng cho biết, từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7, giá lợn hơi có tăng cao, nhưng kể từ đầu tháng 8 đến nay, giá lại giảm nhanh. Cộng với việc giá lợn ở mức thấp trong thời gian dài trước đó đã khiến người chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng, lượng tái đàn thấp, nguồn cung ra thị trường giảm.

“Theo thông lệ vào thời điểm này, tỷ lệ tái đàn của người chăn nuôi sẽ tăng để phục vụ cho nhu cầu cuối năm. Thế nhưng hiện tình hình chăn nuôi tương đối bấp bênh, thứ nhất là về giá cả, đầu ra trồi sụt lên xuống liên tục. Thứ hai là hai năm vừa qua giá cám tăng quá mạnh. Và điều đáng lo ngại nhất là dịch tả lợn châu Phi có thể bùng phát. Những điều này khiến nhiều trang trại hiện không dám tái đàn", ông Đoán nói.

Tuy tỷ lệ tái đàn hiện đang thấp nhưng các chuyên gia vẫn lạc quan cho rằng, khó xảy ra tình trạng thiếu nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm.

Trả lời VTC News về vấn đề này, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, theo thông lệ, để phục vụ nhu cầu thị lợn dịp cuối năm và Tết nguyên đán, phải sang đến tháng 9, tháng 10 hàng năm thì doanh nghiệp, người chăn nuôi mới tái đàn để đảm bảo thời gian xuất chuồng. Do vậy, câu chuyện thiếu thịt lợn dịp cuối năm sẽ khó xảy ra.

Theo ông Thắng, đến thời điểm kết thúc tháng 8, tình hình chăn nuôi của các doanh nghiệp, trang trại vẫn khá ổn định. "Hiện tổng đàn lợn của cả nước là 28,6 - 28,7 triệu con. Với tỷ lệ đàn lợn hiện có, cơ bản đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ thịt lợn và các sản phẩm từ thị lợn của thị trường trong nước từ nay đến cuối năm, kể cả dịp Tết nguyên đán. Ngoài ra, dự báo, từ đầu tháng 9 người chăn nuôi sẽ tiếp tục tái đàn”, ông Thắng nói.

Dự báo về giá lợn hơi dịp cuối năm có tăng hay không, ông Thắng cho biết, giá cả phụ thuộc vào quy luật thị trường. Hiện giá lợn hơi dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Với mức giá như vậy, người chăn nuôi vẫn có lãi. 

Ở góc độ khác, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho biết, theo quy luật thị trường, giá thịt lợn cuối năm sẽ tăng không đáng kể do nhu cầu liên hoan, hội nghị, cưới xin nhiều, bởi vì các tập đoàn đã đầu tư lớn, số lượng nhiều nên không thể dừng chăn nuôi như nông dân.

“Hiện nay cơ cấu chăn nuôi đã thay đổi, các trang trại chăn nuôi của nông dân chỉ chiếm từ 20 - 30% tổng đàn lợn của cả nước, còn các công ty chiếm tới 70 - 80% tổng đàn. Các công ty không thể tính toán như nông dân được, mà họ sẽ phải tính đường dài trong chăn nuôi. Vì thế, khó xảy ra nguy cơ thiếu thịt lợn”, ông Dương nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng diện tích nuôi cá ruộng trong mùa lũ thêm 2.000 ha
Tăng diện tích nuôi cá ruộng trong mùa lũ thêm 2.000 ha

VOV.VN - Sau khi thu hoạch lúa Hè thu xong, hiện nông dân không thể canh tác vụ lúa Thu Đông tại nhiều cánh đồng thuộc vùng trũng của tỉnh Hậu Giang, nên đang tất bật rào lưới cước bao quanh ruộng của gia đình mình để tiến hành thả cá vào nuôi.

Tăng diện tích nuôi cá ruộng trong mùa lũ thêm 2.000 ha

Tăng diện tích nuôi cá ruộng trong mùa lũ thêm 2.000 ha

VOV.VN - Sau khi thu hoạch lúa Hè thu xong, hiện nông dân không thể canh tác vụ lúa Thu Đông tại nhiều cánh đồng thuộc vùng trũng của tỉnh Hậu Giang, nên đang tất bật rào lưới cước bao quanh ruộng của gia đình mình để tiến hành thả cá vào nuôi.

Giá heo tăng nhưng người nuôi vẫn thận trọng tái đàn
Giá heo tăng nhưng người nuôi vẫn thận trọng tái đàn

VOV.VN - Nhiều nông hộ vẫn e dè, thận trọng tái đàn heo do tình hình thời tiết bất lợi trong giai đoạn chuyển mùa và dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp. 

Giá heo tăng nhưng người nuôi vẫn thận trọng tái đàn

Giá heo tăng nhưng người nuôi vẫn thận trọng tái đàn

VOV.VN - Nhiều nông hộ vẫn e dè, thận trọng tái đàn heo do tình hình thời tiết bất lợi trong giai đoạn chuyển mùa và dịch bệnh vẫn có diễn biến phức tạp. 

Giá heo ở mức cao, nông dân Tiền Giang phấn khởi tái đàn
Giá heo ở mức cao, nông dân Tiền Giang phấn khởi tái đàn

VOV.VN - Sau thời gian dài rớt giá, gần đây giá heo thịt tại địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng ở mức cao; trong khi đó giá thức ăn gia súc, con giống giảm nên người chăn nuôi có lãi, mạnh dạn tái đàn.

Giá heo ở mức cao, nông dân Tiền Giang phấn khởi tái đàn

Giá heo ở mức cao, nông dân Tiền Giang phấn khởi tái đàn

VOV.VN - Sau thời gian dài rớt giá, gần đây giá heo thịt tại địa bàn tỉnh Tiền Giang tăng ở mức cao; trong khi đó giá thức ăn gia súc, con giống giảm nên người chăn nuôi có lãi, mạnh dạn tái đàn.

Giá heo hơi tăng cao, vì sao người chăn nuôi vẫn khó tái đàn?
Giá heo hơi tăng cao, vì sao người chăn nuôi vẫn khó tái đàn?

VOV.VN - Giá heo hơi duy trì ở mức từ 60.000 – 67.000 đồng/kg, cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây nhưng người chăn nuôi vẫn lo lắng khó tái đàn.

Giá heo hơi tăng cao, vì sao người chăn nuôi vẫn khó tái đàn?

Giá heo hơi tăng cao, vì sao người chăn nuôi vẫn khó tái đàn?

VOV.VN - Giá heo hơi duy trì ở mức từ 60.000 – 67.000 đồng/kg, cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây nhưng người chăn nuôi vẫn lo lắng khó tái đàn.