Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Tiền Giang về quê sinh sống đã phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” vừa chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình vừa tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng (68 tuổi) ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một điển hình như thế.

Trước đây từng công tác tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Chợ Gạo rồi đến Sư đoàn 4 (Quân khu 9), năm 1982, ông Cao Văn Hoàng trở về địa phương bắt tay vào mặt trận lao động sản xuất.

Với 2 công đất ruộng cha mẹ cho riêng rất khó để phát triển kinh tế gia đình nên người cựu chiến binh này phải trồng hoa màu thay cây lúa bấp bênh và chăn nuôi vịt và sau đó nuôi bò… Nhờ siêng năng, lam lũ trong lao động, tích góp qua thời gian, vợ chồng ông sang nhượng thêm đất để mở rộng mô hình. Đến nay, ông Cao văn Hoàng đã là chủ 2,5 ha đất; trong đó dành 4.000 m2 đất trồng dừa Mã Lai, số còn lại xây trại nuôi 100 con heo nái, 1.000 con heo thịt và 20.000 con gà ác sinh sản bán trứng.

Để sản xuất thành công, ông chịu khó học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật và áp dụng nên công việc trồng trọt lẫn chăn nuôi của người cựu chiến binh này rất hiệu quả. Đặc biệt đàn heo, gà của ông các năm qua đều không bị dịch bệnh, heo chóng lớn, gà đẻ nhiều trứng, xuất chuồng đều đặn. Trong chăn nuôi, ông luôn trăn trở làm thế nào để vừa tăng lợi nhuận lại giảm được chi phí. Thế là ông hợp đồng mua thức ăn với một đại lý cấp 1 và áp dụng phương thức trộn thức ăn để giảm giá thành chăn nuôi. Đối với trại heo, bí quyết của ông là quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tự chủ nguồn con giống. Nếu người nuôi nông hộ quy mô nhỏ hiện đang huề vốn thì ông vẫn có lãi vài trăm nghìn đồng/con nhờ tự sản xuất được con giống. Về mặt chăm sóc đàn heo, ông cho người con trai đi học đại học thú y và về gia đình quản lý trại heo gà nên nuôi rất thành công.

Với những yếu tố đó nên nghề chăn nuôi của gia đình ông Cao Văn Hoàng đã có lãi khá so với các nông hộ khác do tiết giảm được nhiều chi phí và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Riêng vườn dừa xiêm, ông tận dụng phân chuồng để bón cho cây, bơm nước đầy đủ nên trái đạt chất lượng và cho thu hoạch quanh năm. Thời gian qua, dù mô hình chăn nuôi, làm vườn của ông đã trải qua những khó khăn về giá cả do yếu tố thị trường nhưng mỗi năm vẫn có lãi trên dưới 1 tỷ đồng.  Nhiều năm liền, ông Cao Văn Hoàng là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh và cấp toàn quốc. Năm 2014, ông vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về sản xuất kinh doanh giỏi.

“Ngày xưa mình đi bộ đội về thấy hoàn cảnh vất vả, thua người ta quá nên mình cố gắng làm ăn vượt khó khăn. Tôi cũng theo dõi, dự các lớp tập huấn học hỏi kỹ thuật, nâng cao kiến thức. Bây giờ công việc làm được hết, nắm vững kỹ thuật hết. Mình qua học hỏi và qua thực tế lao động rút ra kinh nghiệm để làm. Chăn nuôi thì có năm giá rẻ mình vẫn đeo nuôi, không bỏ với kỹ thuật chăn nuôi rất bảo đảm”, ông Cao Văn Hoàng chia sẻ.

Ý chí vượt khó, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương đã giúp gia đình người cựu chiến binh này chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Giữ vững và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, ngoài việc tích cực lao động sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông Hoàng còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và công tác Hội tại địa phương; gương mẫu thực hiện các phong trào do địa phương phát động. Ông đã tạo điều kiện, giúp nhiều lao động, gia đình hội viên cựu chiến binh khó khăn có việc làm và thu nhập ổn định bằng nhiều hình thức như: chia sẻ về kỹ thuật, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, cách làm kinh tế hộ gia đình, cho mượn vốn để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, ông Hoàng còn tích cực tham gia đóng góp để xây dựng, sửa chữa đường, làm cầu, góp quỹ Vì người nghèo, quỹ an sinh xã hội.

“Ông Cao Văn Hoàng là một trong những hội viên tiêu biểu nhiều năm liền ở xã đã được công nhận nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, cấp Trung ương. Ông rất cần cù, miệt mài trong lao động, tìm ra những cái mới làm sao để áp dụng hiệu quả trong trồng trọt chăn nuôi, để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, ông Hoàng rất tích cực đóng góp cho hội; đối với địa phương có những công trình khi có nhu cầu thì ông cũng tích cực đóng góp”, ông Đoàn Công Trực, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Phú Kiết nhận xét.

Ở tuổi 68 nhưng khi đề cập đến lao động sản xuất, cựu chiến binh Cao Văn Hoàng vẫn rất sôi nổi, nắm vững kiến thức trồng trọt chăn nuôi như một cán bộ kỹ thuật. Ông cho biết, thời gian còn lại cố gắng tham gia hoạt động Hội cựu chiến binh, riêng công việc sản xuất dù giao cho người con đảm trách nhưng ông vẫn vai trò “cố vấn”.

Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã phát huy phẩm chất tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”; dù ở mặt trận nào cũng xung phong, gương mẫu không chịu đầu hàng trước hoàn cảnh khó khăn, quyết chí vươn lên để làm giàu cho gia đình và góp phần xây dựng quê hương, đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mô hình sản xuất lúa – tôm giúp nông dân Cà Mau làm giàu
Mô hình sản xuất lúa – tôm giúp nông dân Cà Mau làm giàu

VOV.VN - Mô hình lúa – tôm tại Cà Mau từ lâu đã chứng minh được hiệu quả kinh tế. Gần đây, người dân áp dụng kỹ thuật mới, trồng các giống lúa chất lượng cao, nuôi thêm tôm càng nên càng cho thu nhập cao hơn.

Mô hình sản xuất lúa – tôm giúp nông dân Cà Mau làm giàu

Mô hình sản xuất lúa – tôm giúp nông dân Cà Mau làm giàu

VOV.VN - Mô hình lúa – tôm tại Cà Mau từ lâu đã chứng minh được hiệu quả kinh tế. Gần đây, người dân áp dụng kỹ thuật mới, trồng các giống lúa chất lượng cao, nuôi thêm tôm càng nên càng cho thu nhập cao hơn.

Thanh niên dân tộc Tày làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương
Thanh niên dân tộc Tày làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tốt nghiệp đại học, nhưng anh Lưu Viết Long, dân tộc Tày ở xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) không theo ngành nghề mình đã học mà chọn con đường khởi nghiệp từ mảnh đất quê hương.

Thanh niên dân tộc Tày làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

Thanh niên dân tộc Tày làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương

VOV.VN - Tốt nghiệp đại học, nhưng anh Lưu Viết Long, dân tộc Tày ở xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) không theo ngành nghề mình đã học mà chọn con đường khởi nghiệp từ mảnh đất quê hương.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá
Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

Nông dân Cà Mau làm giàu nhờ giỏi trồng cây đặc sản kết hợp nuôi cá

VOV.VN - Tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, mô hình trồng bồn bồn đang phát triển mạnh. Anh Trần Văn Lạc là một trong những người dân địa phương thực hiện rất thành công mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân địa phương.