Người K’ho dưới chân núi Langbiang làm giàu nhờ du lịch

VOV.VN - Đa dạng hóa loại hình dịch vụ giúp mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người K’ho, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, đưa kinh tế từng bước phát triển.

Nhờ biết tận dụng và phát huy thế mạnh về giá trị văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc mình, người K’ho dưới chân núi Langbiang, thuộc thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã mở ra các loại hình dịch vụ để thu hút và phục vụ du khách, mang lại nguồn thu nhập đáng kể, đưa kinh tế gia đình từng bước phát triển đi lên. Đến nay, đời sống kinh tế của buôn làng đã đổi thay rõ rệt nên tết này bà con đã đón một mùa xuân tràn đầy thắng lợi và hạnh phúc.

Bà con đồng bào dân tộc thiểu số K’ho đưa văn hóa cồng chiêng vào phục vụ khách du lịch.

Đang tất bật chuẩn bị các vật dụng cần thiết để kịp trưng bày, tiếp đón các đoàn du khách đến tham quan, mua sắm trong ngày đầu năm mới, bà Ka Liêng K’Phước, ở buôn B’Nơr C, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Lương (Lâm Đồng) cho biết, sản phẩm thổ cẩm do chính tay bà con mình dệt ra đang được nhiều khách du lịch ưa chuộng và tìm hiểu, kể cả du khách là người nước ngoài.

Do không còn phải lo lắng về đầu ra, có nguồn thu nhập ổn định từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, cùng với tăng gia sản xuất rau-hoa và cà phê theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nên kinh tế gia đình của người dân trong buôn đã có bước phát triển khá. Theo đó, tết nhất nhà nào cũng tổ chức vui vẻ và đầy đủ hơn.

“Hồi trước đời sống buôn làng khó khăn lắm, bây giờ Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn để người dân làm ăn nên đời sống cũng đã đi lên từng ngày. Trước, dệt thổ cẩm là phải mang đi nơi khác để bán, còn giờ mình dệt thổ cẩm ra thì bán cho du khách. Khách du lịch họ đến trong buôn để tham quan, họ thích thổ cẩm thì mua nên việc buôn bán rất thuận lợi. Thu nhập được nâng lên nên bà con rất phấn khởi và vui vẻ”, bà Ka Liêng K’Phước cho biết.

Ngoài trưng bày, bán sản phẩm thổ cẩm cho khách du lịch, các con của bà Ka Liêng K’Phước còn mạnh dạn mở hẳn một khu vực đón tiếp du khách, trưng bày sản phẩm cà phê Arabica và giới thiệu quy trình sản xuất loại cà phê đặc sản này.

Cách buôn B’Nơr C 300 mét là Bon Đưng, hàng trăm nghệ nhân ở nơi đây đã thành lập 10 nhóm cồng chiêng để phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa bản địa cho du khách khi đến với vùng đất Langbiang huyền thoại này. Cùng với đó, các dịch vụ ăn uống với sản phẩm đặc hữu của cư dân bản địa như rượu cần, cơm lam, thịt heo hun khói cũng phát triển theo. Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Một điểm giới thiệu sản phẩm cà phê Arabica cho khách du lịch tại buôn B’Nơr C.

Theo bà Sa Ly, một nghệ nhân đứng ra tổ chức một nhóm hoạt động cồng chiêng phục vụ khách du lịch ở Bon Đưng, thị trấn Lạc Dương, từ khi bà con biết làm du lịch thì đời sống kinh tế đã phát triển khá lên từng ngày, số lao động nhàn rỗi giờ đã có việc làm nên cái đói cái nghèo đã bị đẩy lùi ra khỏi từng căn nhà, bếp lửa. Cuộc sống của buôn làng đã đổi thay rõ rệt.

“Trước đây, nhiều bà con và bản thân mình không rõ văn hóa cồng chiêng là thế nào, chỉ biết sơ qua từ ông bà ngày xưa thôi. Nhưng thời gian gần đây, xuất phát từ nhu cầu của khách du lịch họ đến địa phương và muốn tìm hiểu nên chúng tôi mới mở ra dịch vụ để phục vụ du khách. Từ khi triển khai dịch vụ này thì kéo theo nghề rượu cần, thổ cẩm và tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Có thu nhập từ phục vụ khách du lịch nên đời sống kinh tế của bà con buôn làng và bản thân mình đã phát triển khá lên rất nhiều so với trước kia. Nhất là với bà con những gia đình khó khăn trong buôn vì nhờ có thêm thu nhập nên đã vươn lên ổn định, giảm bớt đi phần nào gánh nặng cho Nhà nước, cho chính quyền”, bà Sa Ly nói.

Theo ông Cao Anh Tú, Trưởng Phòng văn hóa thông tin huyện Lạc Dương, hiện trên địa bàn huyện có hơn 70% đồng bào dân tộc bản địa sinh sống, phần lớn là người K’ho. Tuy đời sống kinh tế - xã hội đã có bước phát triển khá, nhưng bà con vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo, đó là không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội, âm nhạc truyền thống, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa rượu cần.

Cùng với thế mạnh về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, việc vận dụng văn hóa bản địa của địa phương mình vào phục vụ khách du lịch được xem là hướng đi đúng và bền vững. Là bước đột phá mới để huyện Lạc Dương nói chung, cộng đồng dân tộc thiểu số ở dưới chân núi Langbiang nói riêng phát triển đi lên từng ngày.

“Với tiềm năng, thế mạnh của địa phương là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương định hướng với bản sắc văn hóa bản địa, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng – một di sản được Unesco công nhận vào năm 2005, trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục tạo điều kiện tối đa để bản sắc này được phát huy, đến được với khách du lịch để tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, với tiềm năng thế mạnh về khí hậu, đất đai thổ nhưỡng để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến nông nghiệp sạch thì địa phương cũng sẽ phát triển du lịch canh nông. Qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở Lạc Dương”, ông Cao Anh Tú cho hay.

Cũng theo ông Tú, không chỉ phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng ngay tại buôn làng, tại các điểm du lịch khác trong huyện như du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Khu du lịch Langbiang, Làng Cù Lần… các giá trị văn hóa truyền thống cũng đã và đang được cư dân bản địa giới thiệu tới du khách, điều này góp phần rất lớn trong thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mạnh vừa giúp duy trì nét đẹp văn hóa bản địa một cách bền vững./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cú hích lớn từ tư duy sản xuất nông sản sang làm kinh tế nông nghiệp
Cú hích lớn từ tư duy sản xuất nông sản sang làm kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu... đã là những địa phương tiên phong chuyển từ tư duy sản xuất nông sản sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp.

Cú hích lớn từ tư duy sản xuất nông sản sang làm kinh tế nông nghiệp

Cú hích lớn từ tư duy sản xuất nông sản sang làm kinh tế nông nghiệp

VOV.VN - Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu... đã là những địa phương tiên phong chuyển từ tư duy sản xuất nông sản sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp.

Người đi đầu phong trào làm kinh tế của phụ nữ xã Nghĩa An
Người đi đầu phong trào làm kinh tế của phụ nữ xã Nghĩa An

VOV.VN - Là Chủ tịch Hội phụ nữ xã, chị Lường Thị Hoàn, 28 tuổi còn là một điển hình phát triển kinh tế ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. 

Người đi đầu phong trào làm kinh tế của phụ nữ xã Nghĩa An

Người đi đầu phong trào làm kinh tế của phụ nữ xã Nghĩa An

VOV.VN - Là Chủ tịch Hội phụ nữ xã, chị Lường Thị Hoàn, 28 tuổi còn là một điển hình phát triển kinh tế ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. 

Chuyển đổi cách làm kinh tế, phụ nữ Sơn La làm giàu ngay trên quê nhà
Chuyển đổi cách làm kinh tế, phụ nữ Sơn La làm giàu ngay trên quê nhà

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều chị em phụ nữ tỉnh Sơn La đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn, tìm hiểu cách làm giúp gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Chuyển đổi cách làm kinh tế, phụ nữ Sơn La làm giàu ngay trên quê nhà

Chuyển đổi cách làm kinh tế, phụ nữ Sơn La làm giàu ngay trên quê nhà

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều chị em phụ nữ tỉnh Sơn La đã mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn, tìm hiểu cách làm giúp gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Người phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó làm kinh tế giỏi
Người phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Nỗ lực vượt khó, chị Hoàng Thị Cẩn ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái đã vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế khá giả.

Người phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó làm kinh tế giỏi

Người phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Nỗ lực vượt khó, chị Hoàng Thị Cẩn ở thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái đã vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế khá giả.