Người Việt dùng hàng Việt: Truyền thông luôn phải đi trước

VOV.VN - Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ đi đôi với đổi mới nội dung, hình thức.

Ngày 15/11, Hội nghị tập huấn tuyên truyền về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí các tỉnh phía Bắc đã được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Hà Nội.

Ghi nhận những thành công trong công tác tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của các cơ quan báo chí trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Trần Đức Lai cho rằng, trong hơn 3 năm qua, các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương đã thực hiện đúng nội dung chỉ thị của Thủ tướng trong việc xây dựng chương trình, quảng bá hàng hóa Việt Nam, phản ánh kịp thời, khách quan tiến trình Cuộc vận động.

“Các cơ quan báo đài đã vào cuộc nhanh, thực hiện tốt việc tuyên truyền về Cuộc vận động, giúp thay đổi nhận thức của người dân. Đồng thời, các cơ quan truyền thông đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền các nhân tố mới trong sản xuất, lưu thông hàng hóa tạo nên nền tảng và những bài học giáo dục của Cuộc vận động.”, Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định.

Hàng Việt Nam chất lượng cao luôn được đông đảo người tiêu dùng quan tâm.

Đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động: “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong hơn 3 năm qua, ông Lê Bá Trình, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, Trưởng Ban thường trực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, Cuộc vận động đã tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp người tiêu dùng, cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của người tiêu dùng đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và bước đầu hình thành nét đẹp văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam.

“Chỉ tính riêng trong 10 tháng đầu năm 2012, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.917,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó kinh doanh thương nghiệp đạt 1.478,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 16,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 187,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó xuất khẩu đạt 93,8 tỷ USD, tăng 18,9% và nhập khẩu đạt 93,7 tỷ USD, tăng 6,7% so với 10 tháng năm 2011”, ông Trình đưa ra thông số.

Trên thực tế, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường định hướng (FTA) cho thấy, hiện nay đã có 71% người tiêu dùng tin tưởng vào hàng Việt Nam chất lượng cao. Số liệu nghiên cứu của Công ty Nielsen về xu hướng tiêu dùng năm 2011 cho thấy, có đến 90% người tiêu dùng tại TP HCM chắc chắn sẽ lựa chọn hàng Việt, 83% người tiêu dùng tại Hà Nội sử dụng và hài lòng với sản phẩm Việt. Nói chung người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đánh giá cao hàng Việt Nam, các mặt hàng dệt may, da dày có tới 80% người ưa chuộng, nhóm hàng thực phẩm, rau quả có tới trên 58% người tiêu dùng ưa chuộng.

Đạt được những thành tích đáng kể của Cuộc vận động trong những năm qua, theo ông Lê Bá Trình, Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp đã kịp thời hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền về Cuộc vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngành thông tin và truyền thông thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo, hội nhà báo các cấp hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí về việc tuyên truyền Cuộc vận động tại hội nghị giao ban báo chí với 748 báo in, 67 đài phát thanh và truyền hình, 68 báo điện tử và hệ thống đài truyền thanh để đầy mạnh tuyên truyền về Cuộc vận động. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải hàng nghìn chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, hàng vạn tin bài tuyên truyền về Cuộc vận động.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo cuộc vận động, công tác thông tin tuyên truyền về Cuộc vận động của một số cơ quan tuyên truyền, thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương còn chưa thường xuyên, liên tục, chưa đi sâu phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.

“Nội dung, phương thức triển khai tuyên truyền Cuộc vận động còn nhiều lúng túng, thiếu hấp dẫn. Nhiều báo, đài đưa tin, bài, quảng cáo sai sự thật, không đúng chất lượng sản phẩm hàng hóa. Nhiều cơ quan báo đài đưa tin phê phán sai phạm của doanh nghiệp một cách chì chiết, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp và đưa thông tin không xác định rõ nguồn tin gây hoang mang người tiêu dùng…”, Thứ trưởng Trần Đức Lai chỉ rõ.

Nhằm phát huy tốt hơn nữa kết quả Cuộc vận động, mục tiêu từ nay đến năm 2015, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hướng đến việc sẽ có 100% cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước ưu tiên mua sắm hàng Việt. 90% cơ sở kinh doanh thương mại bán hàng niêm yết giá, nguồn gốc, 90% địa bàn nông thôn, miền núi có cửa hàng bán hàng thuần Việt, giảm 50% lượng hàng lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để làm được điều này, theo Ban chỉ đạo Cuộc vận động, trong công tác thông tin tuyên truyền, 100% cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương xây dựng được chuyên trang, chuyên mục định kỳ tuyên truyền về cuộc vận động; Công tác tuyên truyền về Cuộc vận động phải thường xuyên, liên tục, kiên trì, bền bỉ đi đôi với đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhằm thu hút, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia Cuộc vận động.

Các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp tốt với các cơ quan chức năng và doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ giúp người dân lựa chọn, ưu tiên sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt. Kịp thời phản ánh, tuyên truyền các mô hình, điển hình thực hiện tốt Cuộc vận động, đồng thời đấu tranh phê phán những hành vi gian lận trong sản xuất kinh doanh, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, bài trừ tâm lý sính hàng ngoại trong một bộ phận nhân dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam
Vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

Vận động người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.  

Vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

Vận động Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam

Vận động người tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam khi tiêu dùng cá nhân, coi đó là thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam.  

Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng nhờ ưu tiên dùng hàng Việt
Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng nhờ ưu tiên dùng hàng Việt

VOV.VN -Đã có 23/32 đơn vị trong Khối DN Trung ương thực hiện liên doanh, liên kết, ký kết hợp tác chiến lược dùng sản phẩm của nhau

Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng nhờ ưu tiên dùng hàng Việt

Tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng nhờ ưu tiên dùng hàng Việt

VOV.VN -Đã có 23/32 đơn vị trong Khối DN Trung ương thực hiện liên doanh, liên kết, ký kết hợp tác chiến lược dùng sản phẩm của nhau

Gần 60% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Gần 60% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam

VOV.VN-Tuy nhiên, khi đưa hàng về nông thôn, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn.

Gần 60% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Gần 60% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam

VOV.VN-Tuy nhiên, khi đưa hàng về nông thôn, nhiều doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn.

Ưu tiên dùng hàng Việt, tạo gắn kết doanh nghiệp trong nước
Ưu tiên dùng hàng Việt, tạo gắn kết doanh nghiệp trong nước

VOV.VN-Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thay đổi cách nghĩ của nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối, người tiêu dùng.

Ưu tiên dùng hàng Việt, tạo gắn kết doanh nghiệp trong nước

Ưu tiên dùng hàng Việt, tạo gắn kết doanh nghiệp trong nước

VOV.VN-Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thay đổi cách nghĩ của nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối, người tiêu dùng.