Nguồn nhân lực quyết định khả năng phát triển logistics Việt Nam

VOV.VN - Nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.

Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực về logistics là trên 200.000 nhân lực. Trong khi đó, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường nên có thể nói nguồn nhân lực logistics tại Việt Nam đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.

Theo Hiệp hội DN dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ngoài khó khăn về vốn, DN logistics Việt Nam đang phải đối mặt với tình hình thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lao động được đào tạo bài bản trong lĩnh vực dịch vụ logistics. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội, số lao động được đào tạo bài bản về dịch vụ logistics chỉ chiếm khoảng 5 - 7% số lao động hiện đang làm việc trong lĩnh vực này.

Thực tế quy mô đào tạo chính quy dài hạn và đào tạo ngắn hạn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực logistics của DN hiện nay. Có đến 85,7% DN Việt Nam phải tự đào tạo, bồi dưỡng nhân lực logistics thông qua thực tế công việc. Đặc biệt, một số DN logistics quy mô lớn đã tự đầu tư trung tâm đào tạo nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng riêng để bảo đảm mục tiêu phát triển.

Ông Nguyễn Thành Phương - Tổng giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, cho biết, Tập đoàn đang tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực mới là logistics với quy mô quy hoạch khoảng 170ha. Tuy nhiên, tập đoàn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. “Các địa phương nên hình thành và liên kết với những trường đào tạo chuyên ngành về logistics, đặc biệt liên kết với nhà đầu tư từ nước ngoài trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này”, ông Phương nói.

Theo đánh giá của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, logistics Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt chính là nguồn nhân lực thiếu về số lượng, yếu về trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp. Cùng với đó, sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng, thái độ cũng như trạng thái tâm lý của lao động logistics Việt Nam để sẵn sàng đón nhận làn sóng di chuyển lao động giữa các nước ASEAN chưa cao.

Ngoài ra, vấn đề kỷ luật lao động, ý thức tuân thủ pháp luật cũng như cường độ lao động thấp cũng là những hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới đối với nhân lực logistics Việt Nam.

Nhân lực logistics ngày càng cần nâng cao

Nhiều chuyên gia cho rằng, để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các DN logistics và các trường dạy nghề. Đặc biệt, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên trách với DN nhằm xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics…

PGS. TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI) cho rằng, đào tạo nhân nguồn nhân lực logitsics chất lượng cao là yêu cầu cấp bách hiện nay. “Việc Chính phủ ban hành Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 trong đó nhấn mạnh và chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực được cấp văn bằng quốc tế về logistics và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu”, bà Hòa khẳng định.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, ông Trần Thanh Hải nêu rõ, yêu cầu về chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực logistics ngày càng cần nâng cao. Đặc biệt nguồn lao động có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, đàm phán... sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực của DN. “Về lâu dài nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp DN logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế”, ông Hải cho biết.

Để khắc phục những bất cập và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động phát triển nhân lực logistics nói chung và đào tạo logistics nói riêng, ngày 30/4/2021, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam.

Theo nhìn nhận của ông Trần Thanh Hải, đây là một bước cụ thể nhằm triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được nêu tại Quyết định 200 và Quyết định 221của Thủ tướng Chính phủ. Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam có nhiệm vụ tham gia thực hiện quyết định của Chính phủ nhằm phát triển nhân lực logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN logistics và phát triển ngành logistics đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra. 

“Cùng với các hiệp hội khác trong lĩnh vực logistics, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam sẽ cùng chung tay đóng góp để thực hiện mục tiêu đưa ngành logistics Việt Nam phát triển nhanh, vững chắc hơn nữa trong giai đoạn tới”, ông Hải kì vọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Logistics trọn gói cho nông nghiệp, THILOGI đưa nông sản Việt ra thế giới
Logistics trọn gói cho nông nghiệp, THILOGI đưa nông sản Việt ra thế giới

VOV.VN - Dịch vụ logistics trọn gói cho nông nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt ra thị trường quốc tế.

Logistics trọn gói cho nông nghiệp, THILOGI đưa nông sản Việt ra thế giới

Logistics trọn gói cho nông nghiệp, THILOGI đưa nông sản Việt ra thế giới

VOV.VN - Dịch vụ logistics trọn gói cho nông nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản, thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt ra thị trường quốc tế.

Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam
Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam

VOV.VN - Cần có giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô cũng như trình độ nhân lực…

Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam

Khơi dậy tiềm năng và thế mạnh của logistics Việt Nam

VOV.VN - Cần có giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics về số lượng, quy mô cũng như trình độ nhân lực…

Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản
Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản

VOV.VN - Chi phí logistics lên đến 30% giá thành sản phẩm, khiến cho nông sản ĐBSCL giảm sức cạnh tranh so với nông sản các nước…

Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản

Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản

VOV.VN - Chi phí logistics lên đến 30% giá thành sản phẩm, khiến cho nông sản ĐBSCL giảm sức cạnh tranh so với nông sản các nước…

Sở Công Thương TPHCM đề xuất xây dựng 7 trung tâm logistics
Sở Công Thương TPHCM đề xuất xây dựng 7 trung tâm logistics

VOV.VN - Thực hiện Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương đang đề xuất UBND TPHCM cho xây dựng 7 trung tâm logistics.

Sở Công Thương TPHCM đề xuất xây dựng 7 trung tâm logistics

Sở Công Thương TPHCM đề xuất xây dựng 7 trung tâm logistics

VOV.VN - Thực hiện Đề án phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Sở Công Thương đang đề xuất UBND TPHCM cho xây dựng 7 trung tâm logistics.

Thương mại điện tử của TP HCM vướng "nút cổ chai" về logistics
Thương mại điện tử của TP HCM vướng "nút cổ chai" về logistics

VOV.VN - Theo nhiều doanh nghiệp, thương mại điện tử của TP HCM đang phát triển rất nhanh, nhất là sau dịch bệnh Covid -19. Song, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng về dịch vụ logistics chưa đáp ứng được tốc độ phát triển.

Thương mại điện tử của TP HCM vướng "nút cổ chai" về logistics

Thương mại điện tử của TP HCM vướng "nút cổ chai" về logistics

VOV.VN - Theo nhiều doanh nghiệp, thương mại điện tử của TP HCM đang phát triển rất nhanh, nhất là sau dịch bệnh Covid -19. Song, khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp lĩnh vực này là cơ sở hạ tầng về dịch vụ logistics chưa đáp ứng được tốc độ phát triển.

Logistics Việt Nam: Cung cầu “lệch pha” khó tạo ra thị trường sôi động
Logistics Việt Nam: Cung cầu “lệch pha” khó tạo ra thị trường sôi động

VOV.VN - Việt Nam đã có cải tiến về dịch vụ logistics nhưng sự kết nối giữa các phương thức vận tải vẫn còn nhiều hạn chế.

Logistics Việt Nam: Cung cầu “lệch pha” khó tạo ra thị trường sôi động

Logistics Việt Nam: Cung cầu “lệch pha” khó tạo ra thị trường sôi động

VOV.VN - Việt Nam đã có cải tiến về dịch vụ logistics nhưng sự kết nối giữa các phương thức vận tải vẫn còn nhiều hạn chế.