Nguy cơ thiếu điện trong vài năm tới là hiện hữu
VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định: “Nếu không có giải pháp hữu hiệu quyết liệt, nguy cơ thiếu điện là hiện hữu trong những năm tới”.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm rõ thêm một số nội dung về trách nhiệm của Chính phủ trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong phiên chất vấn sáng nay (7/11).
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, điện năng có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu, là nhân tố quyết định thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong điều kiện nhiều khó khăn nhưng Bộ Công Thương và tập đoàn kinh tế nhà nước, trong đó nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các nhà đầu tư cố gắng phát triển hệ thống điện đáp ứng yêu cầu cung ứng điện cho phát triển kinh tế xã hội.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. |
“Năm 2019 dự kiến điện năng sản xuất được 240 tỷ Kwh, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên sản xuất điện còn nhiều khó khăn. Nếu không có giải pháp hữu hiệu, quyết liệt để tháo gỡ, thì nguy cơ thiếu điện trong những năm tới là rất hiện hữu”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, cơ cấu nguồn điện thay đổi nhanh so với Quy hoạch điện 7. Nếu không điều chỉnh quy hoạch, sẽ rất khó đáp ứng điện cho sản xuất.
Việc dừng điện hạt nhân (4.600 MW vào năm 2030); Các nguồn điện than đầu tư khó khăn do lo ngại môi trường và nhiều dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến cung ứng nguồn điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiện, sơ bộ 60 dự án thì đến hơn 30 dự án chậm từ 1-5 năm, có dự án chậm tiến độ dài hơn nữa, với tổng công suất 39.000 MW, dẫn đến nguy cơ thiếu điện.
“Chính phủ đã quyết định điều chỉnh quy hoạch điện 7, bổ sung nguồn điện tái tạo và nguồn điện khác do sự thiếu hụt này. Điện mặt trời, điện gió có nhiều ưu điểm không gây ô nhiễm môi trường, không tốn nhiên liệu và giá điện có xu hướng giảm nhờ sự đầu tư phân tán, do điện sạch nên dễ huy động đầu tư, không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà cả vốn nước ngoài. Chưa đầy 2 năm, ngành điện đã huy động 4.500 MW điện mặt trời, gần 400 MW điện gió, bù đắp lại, đáp ứng yêu cầu cung ứng điện”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ các nguyên nhân như nhu cầu đầu tư cho nguồn điện và lưới điện rất lớn. Từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần 130 tỷ USD, bình quân 12 tỷ USD/năm, trong đó 9 tỷ USD đầu tư cho nguồn điện và 3 tỷ USD cho lưới điện. Rất khó khăn huy động nguồn vốn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra chậm dự án điện hiẹn nay.
Đầu tư còn mất cân đối ở vùng miền. Phía Nam dùng điện chiếm 50% nhưng chỉ sản xuất chưa đầy 40%. Do đó phải tiếp tục xây dựng đường dây tải điện Bắc – Nam.
Giải toả công suất nguồn điện tái tạo ở nhiều địa phương còn nhiều khó khăn. Do đầu tư đường dây tải điện chậm hơn so với nguồn điện, thiếu đồng bộ.
Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điệt than và khí ngày càng lớn. Hiện đang nhập than, đến 2025 nhập 21 triệu tấn than và hàng triệu tấn khí hoá lỏng, khí tự nhiên.
Để đảm bảo cung ứng đủ điện giai đoạn tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung vào các giải pháp trọng yếu:
Lập quy hoạch điện 8 theo đúng Luật quy hoạch đến giai đoạn 2030 tầm nhìn 2050, với quan điểm đổi mới công tác quy hoạch, chủ yếu tập trung xác định quy mô, công suất nguồn từng giai đoạn; Cơ cấu nguồn điện, tăng điện tái tạo, khí trong cơ cấu; Xác định không gian phân bổ điện hợp lý, tranh thủ tiềm năng lợi thế khu vực để bố trí. Ví như, điện mặt trời bố trí khu vực miền Trung, miền Nam nhiều nắng…
Tập trung quy hoạch đường truyền tải, giải toả công suất an toàn hiệu quả. Quy hoạch điện 8 có thể đến năm 2021 mới phê duyệt được. Nên trước mắt tập trung điều chỉnh quy hoạch điện 7.
“Chính phủ sẽ ra Nghị quyết quy định quy hoạch tích hợp bổ sung vào quy hoạch quốc gia, ngành, vùng, tỉnh. Trên cơ sở tính toán tổng thể công suất nguồn và cơ cấu nguồn điện trong từng giai đoạn, để điều chỉnh, bổ sung các nguồn điện mới vào quy hoạch. Trong đó tiếp tục khuyến khích đầu tư điện mặt trời điện gió và bổ sung thêm các dự án điện khí”, Phó Thủ tướng nói.
Trên cơ sở quy hoạch, yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từ đó xác định các dự án ưu tiên để huy động vốn đầu tư thực hiện; Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án trọng điểm của ngành điện chậm tiến độ để sớm đưa vào hoạt động như nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, sông Hậu 1, Long Phú 1…/. Kịch bản nào đối phó việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu hàng hóa Việt Nam?