Nhà máy chế biến hoàn thành phương án “3 tại chỗ” để kịp thu mua sắn cho nông dân

VOV.VN - Hàng nghìn ha sắn nguyên liệu của nông dân tỉnh Quảng Bình vào vụ thu hoạch đang gặp khó vì dịch bệnh và ngâm nước lâu ngày sau mưa lũ.

Trong khi đó, các nhà máy chế biến phải dừng sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa thể trở lại hoạt động. Trước tình hình này, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ các nhà máy triển khai phương án sản xuất “3 tại chỗ”, thu mua sắn hỗ trợ nông dân.

Những ngày qua, mưa to đã làm một số diện tích sắn nguyên liệu ở vùng thấp trũng huyện Bố Trạch ngập úng. Ông Nguyễn Văn Quê, ở xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, cây sắn chỉ cần ngâm nước 3 ngày sẽ thối, hư hỏng; nông dân tranh thủ ra đồng thu hoạch sắn đang ngâm nước nhằm giảm thiểu thiệt hại.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sắn không thu hoạch được cùng với thêm lụt bão nữa sắn không thu hoạch nằm ngâm nước nên hư hỏng, 2 ha sắn mà hư hỏng hết 70%. Chỉ mong nhà nước hỗ trợ cho nông dân chứ không vụ năm nay thất thu quá nhiều” - ông Nguyễn Văn Quê nói.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu đang tạm dừng sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh. Việc tiêu thụ sắn nguyên liệu trong tỉnh trông chờ thương lái thu mua cho các doanh nghiệp. Hiện nay, hơn 1.000 ha trồng sắn nằm trong vùng thấp trũng cần thu hoạch ngay, nếu không kịp thu hoạch sắn sẽ bị thối củ, giảm năng suất, thậm chí để lâu có thể mất trắng.

Ông Lê Văn Thơ, Giám đốc Nhà máy tinh bột Long Giang, ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhà máy có công suất 15.000 tấn/năm. Từ giữa tháng 8 năm nay, đơn vị đã ký hợp đồng tiêu thụ sắn nguyên liệu nhưng dịch bệnh xảy ra phải tạm dừng hoạt động từ đó đến nay. Do vướng mắc trong tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”, doanh nghiệp lúng túng và mất thêm thời gian cho khâu thẩm định, cấp phép dẫn đến chậm trễ trong hoạt động sản xuất và thu mua. Theo ông Lê Văn Thơ, hiện nay, nhà máy đã triển khai phương án sản xuất “3 tại chỗ” và thu mua sắn nguyên liệu cho nông dân với giá 2 triệu đồng/tấn.

“Ngày hôm qua nhà máy đã bắt đầu thông báo thu mua sắn và hôm nay đã chính thức đi vào chế biến, muộn hơn so với hàng năm khoảng 1 tháng. Bây giờ cũng triển khai gấp rút chứ không mưa to đợt vừa rồi cũng ngập nước ở ruộng, sắn ngâm 3 ngày thì thối và hỏng. Sắn ngâm nước tinh bột cũng không được bao nhiêu nhưng nhà máy chế biến vẫn quyết định thu mua cho bà con” - ông Lê Văn Thơ cho biết.

Hiện nay, tại các vùng trồng sắn nguyên liệu của tỉnh Quảng Bình đã chuyển sang trạng thái mới về phòng, chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân thu hoạch sắn. Ông Phan Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hỗ trợ 2 nhà máy trên địa bàn là Nhà máy tinh bột Long Giang và Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh hoàn thành phương án “3 tại chỗ” để đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất; kịp thời thu mua, chế biến sắn nguyên liệu cho nông dân.

“Lãnh đạo tỉnh đã đi đến tận các nhà máy kiểm tra, hiện các nhà máy đang đi vào sản xuất, thu mua sắn, sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”. Tỉnh tạo điều kiện cho các nhà máy về thu tục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện về các phương tiện thu mua, hỗ trợ công tác xét nghiệm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”. Các nhà máy phải có phương án sản xuất trong điều kiện dịch phải đảm bảo an toàn” - ông Phan Mạnh Hùng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lạng Sơn ứng dụng công nghệ số hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch
Lạng Sơn ứng dụng công nghệ số hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch

VOV.VN - Ứng dụng CNTT để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn được xem là giải pháp hữu hiệu góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, nâng cao đời sống nông dân trong thời điểm hiện nay.

Lạng Sơn ứng dụng công nghệ số hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch

Lạng Sơn ứng dụng công nghệ số hỗ trợ tiêu thụ nông sản mùa dịch

VOV.VN - Ứng dụng CNTT để hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn được xem là giải pháp hữu hiệu góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, nâng cao đời sống nông dân trong thời điểm hiện nay.

Nông dân Đồng Tháp thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch
Nông dân Đồng Tháp thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

VOV.VN - Tự tay thu hoạch và chế biến sản phẩm, nhiều nông dân đã thấm thía điều tưởng như đơn giản, đó là tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Nông dân Đồng Tháp thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Nông dân Đồng Tháp thay đổi tư duy tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

VOV.VN - Tự tay thu hoạch và chế biến sản phẩm, nhiều nông dân đã thấm thía điều tưởng như đơn giản, đó là tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị thì người dân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Quân khu 9 thu mua nông sản giúp người dân Sóc Trăng
Quân khu 9 thu mua nông sản giúp người dân Sóc Trăng

VOV.VN - Chiều 28/7, Quân khu 9 đã tổ chức thu mua bồn bồn cho người dân xã Mỹ Tú và xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Quân khu 9 thu mua nông sản giúp người dân Sóc Trăng

Quân khu 9 thu mua nông sản giúp người dân Sóc Trăng

VOV.VN - Chiều 28/7, Quân khu 9 đã tổ chức thu mua bồn bồn cho người dân xã Mỹ Tú và xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.