Nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số phải có tư duy đột phá

VOV.VN - Nhân tố con người là cốt lõi trong chuyển đổi số. Nhân lực đó không chỉ có trình độ về khoa học công nghệ mà còn phải có khả năng quản trị, kinh doanh, đặc biệt là phải có tư duy đột phá, thích ứng với đổi mới và có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế.

Đây là chia sẻ của các chuyên gia, doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 (HEF 2022) tổ chức hôm nay (15/4) tại TP.HCM.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Nên-Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM cho rằng, giai đoạn hiện nay, thế giới có 2 nền kinh tế, đó là: Nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế truyền thống. Nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng trở nên mạnh mẽ, đến mức lấn áp nền kinh tế truyền thống.

TP.HCM đặt mục tiêu nền kinh tế số đến năm 2025 sẽ chiếm 25% GRDP và đến năm 2030 chiếm 40% GRDP của TP.HCM. Dịch bệnh làm đứt gãy nhiều hoạt động kinh tế xã hội của TP.HCM song trong “nguy có cơ” và chính trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh môi trường chuyển đổi số của thành phố có cơ hội phát triển mạnh mẽ phục vụ cho công tác phòng chống dịch, giảm tác động tiêu cực từ đại dịch.

Theo các chuyên gia nước ngoài, việc TP.HCM tập trung chuyển đổi số là hướng đi đúng theo xu thế của thế giới và phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Đây không chỉ là giải pháp thúc đẩy tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế lâu dài. Điều quan trọng thành phố phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt sự chuyển đổi này và các giải pháp công nghệ vừa với túi tiền của doanh nghiệp để họ đảm bảo duy trì áp dụng nền tảng công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, thành phố cần phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực này ngoài trình độ khoa học công nghệ còn phải có khả năng quản trị, kinh doanh, có tư duy đột phá, thích ứng với đổi mới và có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Song song đó, thành phố cần chú trọng phát triển hạ tầng giao thông đô thị, giáo dục đào tạo, có giải pháp tốt đảm bảo bảo mật thông tin cho cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia chuyển đổi và đảm bảo an ninh mạng.

Chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số trong doanh nghiệp, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cho biết, có ba nhân tố cần chuyển đổi, đó là: con người, phương thức kinh doanh và công nghệ. Trong chuyển đổi số, người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, họ phải có tầm nhìn, chọn giải pháp phù hợp và tạo được sự đồng thuận cao trong doanh nghiệp.

“Chuyển đổi phải từ cấp thấp nhất, những người làm thực tế thì là người phải thay đổi. Trong đó có 3 bí kíp mà các doanh nghiệp chuyển đổi phải đổi giữ đó là khối óc, trái tim và bàn tay. Khi chuyển đổi số, chúng ta suy nghĩ xa nhưng phải bắt đầu từ việc dễ” - ông Trương Gia Bình nói.

Về phía doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số thì cho rằng: hiện nay công nghệ, công cụ và các nền tảng số luôn đáp ứng các nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp. Giải pháp công nghệ đều phù hợp với loại hình của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều quan trọng là nhận thức chuyển đổi số của doanh nghiệp như thế nào.

Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết: “Điều quan trọng của của doanh nghiệp trong chuyển đổi số hiện nay là vấn đề về nhận thức như thế nào trong chuyển đổi số. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đến giao dịch, bán hàng, marketing, giao dịch điện tử, vấn đề không phải là nguồn lực mà là nhận thức và mong muốn của tự thân doanh nghiệp muốn thay đổi”  

Theo bà Võ Thị Trung Trinh- Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, việc chuyển đổi số của thành phố được chia làm hai giai đoạn với tầm nhìn đến năm 2030. Trước mắt, TP.HCM sẽ tập trung nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật số cho người dân, đội ngũ cán bộ công chức và doanh nghiệp của thành phố.

Bên cạnh đó, thành phố cũng tập trung vào chiến lược dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng quản lý, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, mở rộng dữ liệu cho khu vực tư. Từ đó sẽ tạo ra nhiều hệ sinh thái chia sẻ dữ liệu mở cho các doanh nghiệp. Thành phố cũng sẽ có chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số.

“Chúng ta phải huy động được người dân và doanh nghiệp cùng tham gia vào hoạt động chuyển đổi số của TP. Bởi họ sẽ là người thụ hưởng cũng là người hoàn thiện cho những sản phẩm luôn được cải tiến, luôn được nâng cao về chất lượng. Thì như vậy vai trò của người dân doanh nghiệp có tầm quan trọng đối với việc chuyển đổi số của TP, trong thời gian tới” - bà Võ Thị Trung Trinh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam lần đầu mở rộng ở quy mô khu vực
Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam lần đầu mở rộng ở quy mô khu vực

VOV.VN - Năm 2022 sẽ là năm tăng tốc chuyển đổi số làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam lần đầu mở rộng ở quy mô khu vực

Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam lần đầu mở rộng ở quy mô khu vực

VOV.VN - Năm 2022 sẽ là năm tăng tốc chuyển đổi số làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí còn chậm so với xu thế chung
Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí còn chậm so với xu thế chung

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí hiện nay nhìn chung còn chậm so với xu thế chung.

Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí còn chậm so với xu thế chung

Chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí còn chậm so với xu thế chung

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng quá trình chuyển đổi số tại các cơ quan báo chí hiện nay nhìn chung còn chậm so với xu thế chung.

Chuyển đổi số giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả
Chuyển đổi số giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

VOV.VN - Việc triển khai các mô hình chuyển đổi số ở Yên Bái đã bước đầu đem lại nhiều hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành, cũng như mang lại tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.

Chuyển đổi số giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

Chuyển đổi số giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

VOV.VN - Việc triển khai các mô hình chuyển đổi số ở Yên Bái đã bước đầu đem lại nhiều hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành, cũng như mang lại tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.