Nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt ở vùng biên giới Sơn La

VOV.VN - Các mô hình này đã giúp hàng trăm hộ dân ở miền biên giới Sơn La phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đến 5% mỗi năm.

Đứng chân trên địa bàn huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, những năm qua, tập thể cán bộ, chiến sỹ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 (trực thuộc Quân khu II) đã có nhiều việc làm sáng tạo, thiết thực, góp phần giúp đỡ đồng bào các dân tộc vùng biên giới ổn định đời sống, phát triển sản xuất.

Thượng tá Trần Mạnh Cường, Phó Đoàn trưởng Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 cho biết, thống kê từ năm 2015 đến nay, Đoàn đã triển khai 6 dự án xây dựng hạ tầng, trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ hàng nghìn ngày công, máy móc, giúp địa phương xây dựng các công trình phục vụ dân sinh như đường giao thông, cầu treo, kênh mương thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt, sản xuất… trị giá hơn 60 tỷ đồng; triển khai và nhân rộng 20 mô hình chăn nuôi, trồng trọt, giúp hàng trăm hộ dân phát triển kinh tế vườn đồi, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4% đến 5% mỗi năm.

Ngoài ra, Đoàn  tham gia bồi dưỡng cho hơn 100 lượt cán bộ các cấp; phối hợp tổ chức hàng nghìn buổi tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với sự tham gia của hàng trăm nghìn lượt người dân. Qua đó, giúp các lực lượng nắm chắc tình hình, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động móc nối, lôi kéo, kích động tư tưởng ly khai, các tệ nạn xã hội, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố nền quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc. 

Thượng tá Trần Mạnh Cường cho biết, 18 năm đứng chân trên địa bàn vùng dự án, Đảng ủy, Chỉ huy Đoàn luôn quan tâm, tạo điều kiện cho bà con học tập các mô hình kinh tế.

“Hiện nay, tại trụ sở Đoàn cũng có các tiểu mô hình để bà con đến học tập tham quan. Ngoài ra, vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm, Đoàn đều tổ chức Hội nghị Già làng, Trưởng bản và mời những hộ sản xuất kinh doanh trong vùng dự án đến Đoàn để bà con tham quan, học tập các mô hình tại Đoàn, sau đó về áp dụng tại địa phương. Đây cũng là hình thức tạo diễn đàn để bà con trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau trong phát triển kinh tế”, Thượng tá Trần Mạnh Cường chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảng viên ở Cà Mau đi đầu trở thành điển hình làm kinh tế giỏi
Đảng viên ở Cà Mau đi đầu trở thành điển hình làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Ở đâu và phát triển mô hình gì ở Cà Mau cũng có Đảng viên đi đầu để làm tấm gương sáng, cùng người dân địa phương phát triển kinh tế.

Đảng viên ở Cà Mau đi đầu trở thành điển hình làm kinh tế giỏi

Đảng viên ở Cà Mau đi đầu trở thành điển hình làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Ở đâu và phát triển mô hình gì ở Cà Mau cũng có Đảng viên đi đầu để làm tấm gương sáng, cùng người dân địa phương phát triển kinh tế.

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn
Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

VOV.VN - Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn ở Đắk Lắk.

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP - Bước đầu làm mới kinh tế nông thôn

VOV.VN - Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đang trở thành động lực để kích thích, làm mới kinh tế nông thôn ở Đắk Lắk.