Nhiều chính sách thúc đẩy công nghiệp sớm được ban hành trong năm 2020

VOV.VN - Bộ Công Thương đã và đang hoàn thiện, trình Chính phủ nhiều chính sách giúp thúc đẩy ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, những ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam đã bị ảnh hưởng nhiều về nguồn cung do phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt như điện tử, dệt may, da giày, túi xách, lắp ráp ô tô...

Tuy nhiên, sau quý I/2020, nguồn cung đã dần phục hồi và về cơ bản trở lại như cũ. Hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm mới là vướng mắc lớn với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thời gian qua, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất công nghiệp hỗ trợ để tăng cường tính tự chủ cho các ngành sản xuất trong nước, hạn chế tác động của đứt gãy nguồn cung. Hiện Bộ vẫn đang hoàn thiện và trình Chính phủ nhiều chính sách giúp thúc đẩy ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.

“Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định 68 của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 (theo hướng kéo dài thời gian đến năm 2030); Chiến lược xây dựng ngành dệt may và da giày. Bộ dự kiến sẽ trình Chính phủ 2 văn bản này trong năm nay”, ông Thành cho hay.

Cũng theo ông Thành, ngoài các chiến lược và chương trình phát triển, hiện Bộ Công Thương đã hoàn thiện và trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các giải pháp phát triển ngành cơ khí Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp; dự kiến Nghị quyết này sẽ được ban hành trong năm 2020.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, dự kiến ban hành trong năm 2020. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 115 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ và Nghị quyết 124 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Nhằm tìm kiếm thị trường, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với hệ thống thương vụ để giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp, đồng thời kiến nghị Chính phủ một số chính sách về thuế phí như giảm 50% thuế trước bạ, lùi thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt,… để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn”, ông Thành nêu ra các giải pháp trước mắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sản xuất công nghiệp sụt giảm khi thị trường tiêu thụ gặp khó
Sản xuất công nghiệp sụt giảm khi thị trường tiêu thụ gặp khó

VOV.VN - Nếu đà kiểm soát dịch bệnh được duy trì như hiện nay, sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng cao hơn để chuẩn bị cho các tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm.

Sản xuất công nghiệp sụt giảm khi thị trường tiêu thụ gặp khó

Sản xuất công nghiệp sụt giảm khi thị trường tiêu thụ gặp khó

VOV.VN - Nếu đà kiểm soát dịch bệnh được duy trì như hiện nay, sản xuất công nghiệp sẽ tăng trưởng cao hơn để chuẩn bị cho các tháng tiêu thụ cao điểm cuối năm.

Thái Nguyên cần sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
Thái Nguyên cần sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Thái Nguyên xác định rõ vai trò, vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội.

Thái Nguyên cần sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

Thái Nguyên cần sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại

VOV.VN - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Thái Nguyên xác định rõ vai trò, vị trí trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội.

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19
Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, không còn con đường nào khác, doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

Công nghệ và đổi mới sáng tạo giúp doanh nghiệp “vực dậy” hậu Covid-19

VOV.VN - Để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch Covid-19, không còn con đường nào khác, doanh nghiệp phải đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.