Nhiều “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VOV.VN - Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, hiện nay nền kinh tế Việt Nam được điều hành bởi Chính phủ và chính quyền các tỉnh chứ chưa được điều hành theo Vùng.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới" do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hôm nay (1/7), ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần nhiều cơ chế, chính sách mới tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong liên kết phát triển, để Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sớm bắt kịp các vùng khác và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác quốc tế.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã phân tích những tồn tại, hạn chế trong liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Cụ thể, Vùng thiếu các hành lang pháp lý và cơ chế phối hợp, chế tài thực thi phù hợp; Hội đồng Vùng kinh tế trọng điểm chưa có địa vị pháp lý đầy đủ, không đủ nguồn lực để điều phối sự phát triển chung của vùng, chưa có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch vùng. Tư tưởng lợi ích theo địa giới hành chính vẫn còn tồn tại, thậm chí còn cạnh tranh với nhau làm triệt tiêu lợi thế của toàn vùng, đây là một trong những “điểm nghẽn” cần sớm được tháo gỡ.

Tiến sỹ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, trong liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện tồn tại nhiều “điểm nghẽn”. Hệ thống giao thông kết nối nội vùng và liên vùng quá hạn chế dù đã từng bước cải thiện nhưng chưa tạo động lực để giao lưu phát triển kinh tế. Về cơ chế, dù đã thành lập Hội đồng Vùng nhưng còn mang tính hình thức, chưa quy định rõ vai trò và chưa thể hiện cộng đồng trách nhiệm. Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, hiện nay nền kinh tế Việt Nam được điều hành bởi Chính phủ và chính quyền các tỉnh chứ chưa được điều hành theo Vùng.

“Giữa vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp hình thành những chuỗi liên kết với nhau chứ từng ngành, lĩnh vực thì vẫn chưa tổ chức liên kết được nhiều, ngoại trừ lĩnh vực du lịch thì đã làm được ở một số nơi. Chính vì vậy liên kết, phát triển vùng vẫn chưa tạo được lợi thế, khai thác thế mạnh của Vùng nên vẫn còn đầu tư dàn trải và lãng phí nguồn lực", Tiến sỹ Trần Du Lịch nói.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm "Liên kết phát triển Vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới", ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một bộ phận quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ và với nhiều tiềm năng, lợi thế. Vì vậy, vùng này được Nghị quyết 39 đặt vào vị trí trung tâm và định hướng trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, những đề xuất, đóng góp các địa phương và các chuyên gia, nhà nghiên cứu tại buổi Tọa đàm là cơ sở để đánh giá toàn diện, từ đó hoàn thiện các luận cứ khoa học và thực tiễn, giúp Ban Chỉ đạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Trần Tuấn Anh cho biết: “Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã khẳng định rằng, sẽ không có Nghị quyết riêng lẻ cho các địa phương cho dù có đặc thù thế nào và sẽ có nhóm cơ chế chính sách đặc thù cho các vùng đó, để đảm bảo phát triển bền vững. Chúng ta phải bắt đầu thống nhất trong nhận thức và tư duy về khâu liên kết để phục vụ cho phát triển”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL
Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021....

Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL

Chính phủ ban hành Chương trình hành động phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL

VOV.VN - Nghị quyết đề ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2021....

Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững
Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Định hướng “độc lập, tự chủ gắn với hội nhập” xuất phát từ tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững

Xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Định hướng “độc lập, tự chủ gắn với hội nhập” xuất phát từ tư tưởng xuyên suốt của Đảng ta về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bà Rịa – Vũng Tàu: HĐND đề nghị tách riêng các vụ án tham nhũng và kinh tế
Bà Rịa – Vũng Tàu: HĐND đề nghị tách riêng các vụ án tham nhũng và kinh tế

VOV.VN - HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Công an tách riêng các án tham nhũng và án kinh tế để phân tích cụ thể hơn, đồng thời làm rõ số tiền thu hồi thấp cũng như công tác phối hợp giữa Công an và các cơ quan tố tụng. 

Bà Rịa – Vũng Tàu: HĐND đề nghị tách riêng các vụ án tham nhũng và kinh tế

Bà Rịa – Vũng Tàu: HĐND đề nghị tách riêng các vụ án tham nhũng và kinh tế

VOV.VN - HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Công an tách riêng các án tham nhũng và án kinh tế để phân tích cụ thể hơn, đồng thời làm rõ số tiền thu hồi thấp cũng như công tác phối hợp giữa Công an và các cơ quan tố tụng.