Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng vào chương trình phục hồi nền kinh tế 2022

VOV.VN - Vừa qua, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô khoảng 350.000 tỷ đồng để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong hai năm 2022 và 2023.

Chương trình chia sẻ khó khăn với người dân, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất, kinh doanh, tạo thêm dư địa cho phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn và đây còn là tiền đề quan trọng để kinh tế đất nước vững bước vào trong năm nay. Các doanh nghiệp kỳ vọng vào chương trình phục hồi nền kinh tế trong năm 2022 sẽ đi đúng hướng, đúng đối tượng, địa chỉ để là bàn đạp vực dậy sự hồi phục của doanh nghiệp. 

Kỳ vọng vào những chính sách hỗ trợ phục hồi của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá những chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, sẽ là trợ lực quan trọng để khôi phục nhanh chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Theo ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh- Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, năm 2022 sẽ là năm bản lề để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch hồi phục và tăng tốc để lấy lại những gì đã mất của năm trước.

Tuy nhiên, ông Trần Việt Anh cho rằng, để tạo khí thế và sức bật trong năm mới, Chính phủ cần có những quyết sách cải cách, tạo thuận lợi để “khơi dòng” được các hoạt động của doanh nghiệp. "Chính sách hỗ trợ của Chính phủ rất nhiều và sự hỗ trợ cũng tương đối kịp thời. Tuy nhiên, Chính phủ cần có sự thống nhất từ trên xuống dưới, chính sách đó phải được thực thi đúng người, đúng địa chỉ, Thứ hai nữa là trên chỉ đạo thì dưới phải có sự đồng thuận. Tôi nghĩ Chính phủ cần có cải cách và doanh nghiệp thì thật sự cũng không cần phải hỗ trợ bằng tiền bạc nhiều, doanh nghiệp cần hỗ trợ một sự thuận lợi trong hoạt động của họ, để cho hoạt động được nhịp nhàng nhịp nhàng trở lại".

Cộng đồng doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào việc Nhà nước xây dựng và triển khai kế hoạch tổng thể phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các ngành kinh tế có phương án phát triển các hoạt động của mình.

Đồng thời, mong muốn Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ nhanh, quyết liệt hơn, quy mô lớn hơn để tiếp tục phục hồi, phát triển sản xuất thuận lợi.

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Công ty IMC cho rằng, thực chất điều doanh nghiệp mong mỏi nhất không hẳn là đòn bẩy về tài chính mà cần cam kết của Chính phủ, của địa phương, và các bộ ngành, đảm bảo doanh nghiệp phục hồi trở lại “chỉ có tiến không lùi”, nếu tình trạng đóng cửa, mở cửa lại tiếp diễn thì sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

"Chúng ta phải có kế hoạch kích thích để cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi lại quan trọng nhất. Bây giờ vấn đề quan trọng nhất là cam kết của Chính phủ cam kết của các địa phương của các bộ, ngành là khi doanh nghiệp đầu tư trở lại, là chúng tôi được phép làm, chứ không được nay thì lại đóng, mai đóng cửa thì sẽ làm cho tâm lý của người kinh doanh bất an, mà không có tâm lý muốn đầu tư. Nếu như vậy thì nền kinh tế sẽ bị ì lại. Cần có sự quyết liệt hỗ trợ các doanh nghiệp bằng việc chỉ chỗ nào có dịch thì chúng ta khoanh lại, phạm vi càng nhỏ càng tốt" - ông Nguyễn Xuân Hoàng nêu rõ.

Đề cập những giải pháp khơi thông các động lực tăng trưởng kinh tế năm 2022, ông Vương Trọng Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hà Nội cho rằng, việc Chính phủ và Quốc hội vừa thông qua gói hỗ trợ phục hồi kinh tế- xã hội gần 350.000 tỷ đồng sẽ là tiền đề để kích thích các hoạt động sản xuất trở lại, phát triển được kinh tế. Cùng với đó việc giảm 2% thuế VAT cũng góp phần tạo điều kiện hỗ trợ trực tiếp giúp doanh nghiệp phát triển.

Theo ông Tuấn: "Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt và sâu sát hơn nữa đối với từng ngành nghề và địa phương để thực hiện gói hỗ trợ một cách hiệu quả nhất, thúc đẩy được nền kinh tế trong nước phát triển hơn. Tôi mong muốn gói hỗ trợ này của Chính phủ doanh nghiệp sẽ được tiếp cận, để được hỗ trợ về vốn, cũng là về mặt lãi suất, nhằm giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất phát triển – đó là giải pháp hiệu quả trong thời gian sắp tới".

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với tỷ lệ phủ vaccine cao vào cuối năm ngoái và tốc độ tiêm chủng nhanh chóng, cùng với việc đẩy mạnh tăng cường tiêm thêm mũi thứ 3, kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có sự hồi phục với những tín hiệu tươi sáng, lạc quan trong năm nay. Nhận định năm 2022 này vẫn sẽ là một năm rất khó đoán định, bởi phải phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19.

Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp biết nắm bắt, thích ứng linh hoạt thì cơ hội sẽ nhiều hơn khó khăn. "Các doanh nghiệp vẫn đang phải dựa vào xuất khẩu rất nhiều, do đó, khi chúng ta nắm bắt được cơ hội và đoán định, dự báo được những diễn biến cung -cầu trên thế giới và xác định được vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu một cách phù hợp, thì chúng ta có cơ hội bùng nổ phát triển.

Tôi cho rằng năm 2022 nếu chúng ta nắm bắt tốt cơ hội, cơ hội vẫn nhiều hơn khó khăn, và các doanh nghiệp có thể đặt nền móng cho những tham vọng phát triển cho giai đoạn tiếp theo hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ 5 năm. Tôi tin với tinh thần đoàn kết sáng tạo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một khí thế để khó khăn nào cũng vượt qua và hoàn thành các mục tiêu của năm 2022".

Cùng tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc tái cấu trúc, đổi mới mạnh mẽ để tự tiếp tục phát triển. Đồng thời, chủ động nâng cao năng lực quản trị được những rủi ro, khủng hoảng vượt qua thách thức. Cùng với đó là quan tâm đến xây dựng mô hình kinh doanh bảo vệ môi trường, xanh hóa trong các hoạt động để phát triển một cách bền vững trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Tăng hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Những vướng mắc về cơ chế trong hoạt động đầu tư đang được kiến nghị điều chỉnh, thực sự tạo chủ động cho SCIC thực hiện nhiệm vụ.

Tăng hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Tăng hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

VOV.VN - Những vướng mắc về cơ chế trong hoạt động đầu tư đang được kiến nghị điều chỉnh, thực sự tạo chủ động cho SCIC thực hiện nhiệm vụ.

Doanh nghiệp canh cánh nỗi lo "kéo" công nhân trở lại sau Tết
Doanh nghiệp canh cánh nỗi lo "kéo" công nhân trở lại sau Tết

VOV.VN - Sau Tết Nguyên đán 2022, riêng TPHCM dự kiến cần khoảng 45.000 lao động lành nghề. Thành phố và các doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị nhiều kịch bản để giữ chân người lao động ở thời điểm sau Tết.

Doanh nghiệp canh cánh nỗi lo "kéo" công nhân trở lại sau Tết

Doanh nghiệp canh cánh nỗi lo "kéo" công nhân trở lại sau Tết

VOV.VN - Sau Tết Nguyên đán 2022, riêng TPHCM dự kiến cần khoảng 45.000 lao động lành nghề. Thành phố và các doanh nghiệp hiện đang chuẩn bị nhiều kịch bản để giữ chân người lao động ở thời điểm sau Tết.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khai trương đầu năm
Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khai trương đầu năm

VOV.VN - Ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức khai trương, sản xuất sau khi nghỉ Tết cổ truyền.

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khai trương đầu năm

Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất khai trương đầu năm

VOV.VN - Ngày 4/2 (tức mùng 4 Tết), nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức khai trương, sản xuất sau khi nghỉ Tết cổ truyền.

32.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022
32.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022

VOV.VN - Trong tháng đầu năm 2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới và 19.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2022.

32.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022

32.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 1/2022

VOV.VN - Trong tháng đầu năm 2022, cả nước có 13.000 doanh nghiệp thành lập mới và 19.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đây là tín hiệu khả quan cho phát triển doanh nghiệp trong năm 2022.