Nhiều doanh nghiệp tại Tiền Giang gặp khó do khan hiếm lao động

VOV.VN - Phục hồi và mở rộng sản xuất-kinh doanh là vấn đề được quan tâm tại nhiều địa phương, trong đó có Tiền Giang. Tuy nhiên một cách tắc được báo trước đang nổi lên, đó là địa phương đang gặp khó khăn do nguồn lao động khan hiếm, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Công ty TNHH Một Thành viên Long Hùng Phát tại xã Đạo Thạnh, Tp.Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang cho biết, từ sau Tết cổ truyền đến nay, việc tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp rất khó khăn. Công ty phải thông báo tuyển lao động thường xuyên nhưng vẫn thiếu do nhiều lao động nghỉ việc do công việc không phù hợp, e ngại dịch bệnh nên chuyển sang làm nghề khác tại nhà.

"Bây giờ hàng hóa thì ít nhưng công nhân lại nghỉ nhiều, dù chúng tôi treo thưởng, chế độ này kia nhưng vẫn nghỉ. Tôi đăng tuyển nhưng 1-2 tháng mới có người vào làm. Bây giờ chúng tôi vẫn đăng tuyển lao động khi công nhân có nghỉ thì mình vẫn có người để làm. Chính sách từ lâu nay cũng vậy vừa có lương, nếu làm đều thì có thưởng tháng, thưởng năm, cuối năm có quà. Nói chung công nhân trung bình mỗi tháng được khoảng 8 triệu đồng” - ông Bảy chia sẻ.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Tiền Giang, qua tổng hợp từ các doanh nghiệp trong và ngoài các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn hiện nay đang thiếu hơn 10.000 lao động; trong đó nhu cầu tuyển dụng phần lớn là lao động phổ thông. Ở các khu công nghiệp Tân Hương (huyện Châu Thành), khu công nghiệp Long Giang (huyện Tân Phước) thiếu lao động nhiều nhất.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sau đợt dịch lần 4 bùng phát, nhiều công nhân sợ tái diễn không trở lại công ty làm việc mà chuyển sang ngành nghề khác tại địa phương như: Mua bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ, làm ruộng, vườn, chăn nuôi... Một số trường hợp khác đang nghỉ, chờ dịch bệnh lắng dịu mới đi làm.

Do nguồn lao động chưa ổn định và khan hiếm nên không ít doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang chưa mở rộng sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Các ngành, đoàn thể ở tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp trong khâu tuyển dụng, tư vấn, giới thiệu việc làm.

Theo bà Nguyễn Thị Dân Quyền, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tiền Giang, trong bối cảnh dịch Covid-19 tại địa bàn tỉnh Tiền Giang đang bùng phát nên công việc này gặp nhiều khó khăn. Mỗi tháng trung tâm chỉ giới thiệu việc làm được vài trăm lao động cho các doanh nghiệp.

Bà Quyền chia sẻ: "Trung tâm làm đủ các kiểu như: Mở các phiên giao dịch định kỳ, phiên lưu động, phiên trực tuyến, trực tiếp. Giờ, Trung tâm chuẩn bị chia nhỏ đi xuống tận xã, phường để tư vấn, kiếm lao động. Trung tâm cũng vừa đang trên trang web của đơn vị vừa khai thác group zalo của bảo hiểm thất nghiệp, rồi làm tờ rơi, nhưng cái nan giải là kiếm lao động phổ thông”.

Đến nay, Sở Lao động-TB&XH tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các sở ngành tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ cho cho 143.100 người lao động tại các doanh nghiệp, với tổng kinh phí 413 tỷ đồng theo các Nghị quyết của chính phủ về hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Liên đoàn lao động tỉnh Tiền Giang đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh như: tặng quà, trao gói an sinh Công đoàn, tặng mái ấm công đoàn, trao học bổng cho con đoàn viên, Công nhân viên chức lao động không may qua đời vì dịch Covid-19... với kinh phí hàng tỷ đồng.

Để giúp cộng đồng doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về nguồn nhân lực, năm nay, tỉnh Tiền Giang tiếp tục nỗ lực công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm cho 12.000 lao động. Về phía người lao động nên nhận thức và tích cực hưởng ứng chủ trương mục tiêu kép và Nghị quyết 128 của Chính phủ vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất để phục hồi nền kinh tế và phát triển đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết
Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết

Kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan theo dõi chặt chẽ, nắm tình hình lao động để kịp thời có phương án hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động
Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu vùng phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhưng cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng GDP... Căn cứ vào tình hình thực tế cần tính đến việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu vùng phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhưng cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng GDP... Căn cứ vào tình hình thực tế cần tính đến việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.

TP.HCM nỗ lực kết nối nhưng vẫn thiếu lao động sau nới lỏng giãn cách
TP.HCM nỗ lực kết nối nhưng vẫn thiếu lao động sau nới lỏng giãn cách

VOV.VN - Sau khi từng bước kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn việc làm, hỗ trợ nơi ở, đào tạo chuyên môn… để người lao động quay về làm việc. Dù nỗ lực trong kết nối cung cầu lao động nhưng lượng người đi làm lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

TP.HCM nỗ lực kết nối nhưng vẫn thiếu lao động sau nới lỏng giãn cách

TP.HCM nỗ lực kết nối nhưng vẫn thiếu lao động sau nới lỏng giãn cách

VOV.VN - Sau khi từng bước kiểm soát được dịch bệnh, TP.HCM đã triển khai nhiều hoạt động tư vấn việc làm, hỗ trợ nơi ở, đào tạo chuyên môn… để người lao động quay về làm việc. Dù nỗ lực trong kết nối cung cầu lao động nhưng lượng người đi làm lại vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.