Nhiều dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không trình thẩm định giá bán

VOV.VN - Sáng nay (10/3), UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phát triển nhà ở giai đoạn 2016–2020 và công bố chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030.

Ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, dự báo TP cứ 5 năm tăng khoảng 1 triệu người. Giai đoạn 2016 – 2020, TP phát triển khoảng 53,7 triệu m2 sàn nhà ở, vượt 34% chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, ông Cường nhìn nhận, TP vẫn thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở phù hợp khả năng chi trả. Cùng với đó, việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa tương xứng với tốc độ phát triển nhà ở, còn xảy ra tình trạng quá tải. Việc quản lý, vận hành, bảo trì nhà ở còn gặp nhiều khó khăn, bất cập...

Về công tác phát triển nhà ở xã hội, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, giai đoạn 2016-2020, vốn ngân sách chỉ đầu tư được 620 căn (tỷ lệ 4,15%); vốn doanh nghiệp đầu tư 14.334 căn (chiếm 95,8%). Qua đó cho thấy vốn nhà nước dành cho phát triển nhà ở xã hội rất thấp.

Một điểm vướng mắc được ông Khiết nêu là thủ tục xét duyệt dự án nhà ở xã hội kéo dài. Trong đó, "có những thủ tục rất vô lý" như nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng phải thực hiện tính tiền sử dụng đất theo quy định rồi mới làm thủ tục xin miễn. Ngoài ra, nhà ở xã hội phải được thẩm định giá bán nhưng hiện nay có trường hợp chủ đầu tư không thực hiện.

“Rất nhiều trường hợp các chủ đầu tư không trình thẩm định giá. Hiện nay chưa có biện pháp, chế tài nếu chủ đầu tư không thực hiện việc thẩm định giá này”, ông Huỳnh Thanh Khiết thông tin thêm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"
Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

VOV.VN - Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia.

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

Để đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội không "nằm trên giấy"

VOV.VN - Tại TP.HCM, thời gian gần đây loại hình nhà ở xã hội đã vắng bóng trên thị trường. Để thực hiện thành công đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội, các chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, ngoài ưu đãi về vốn, đất đai, rất cần có chính sách đặc thù cho loại hình này đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia.

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội
Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố đều có các kế hoạch phát triển nhà ở từng giai đoạn nhưng hiện nay trong các kế hoạch phát triển nhà ở chưa đề cập rõ về phân khúc nhà ở xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

Quy hoạch, kế hoạch nhà ở từng địa phương cần chỉ rõ khu vực phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Các tỉnh, thành phố đều có các kế hoạch phát triển nhà ở từng giai đoạn nhưng hiện nay trong các kế hoạch phát triển nhà ở chưa đề cập rõ về phân khúc nhà ở xã hội.

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội
Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội. Đây là gói tín dụng tiếp nối gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện giai đoạn 2013 – 2016. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ở TP.HCM kỳ vọng gói tín dụng mới sẽ thúc đẩy lĩnh vực nhà ở xã hội vốn đang trầm lắng thời gian gần đây.

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Cần cơ chế riêng cho gói tín dụng 110.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

VOV.VN - Mới đây, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội. Đây là gói tín dụng tiếp nối gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện giai đoạn 2013 – 2016. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp ở TP.HCM kỳ vọng gói tín dụng mới sẽ thúc đẩy lĩnh vực nhà ở xã hội vốn đang trầm lắng thời gian gần đây.