Nhiều dự án trọng điểm tại Đắk Lắk nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu đất đắp

VOV.VN- Tỉnh Đắk Lắk đang triển khai hàng loạt dự án, công trình trọng điểm với nhu cầu đất san lấp, đất đắp đến hàng triệu mét khối. Thế nhưng, có một nghịch lý là toàn tỉnh lại chưa có mỏ đất nào được cấp phép. Hệ quả là nhiều dự án, công trình trọng điểm đang có nguy cơ chậm tiến độ vì thiếu đất.

Dự án Đường Hồ Chí Minh tuyến tránh đông Buôn Ma Thuột có chiều dài gần 40km, tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án bắt đầu triển khai thi công vào đầu năm nay và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2023. Việc triển khai thi công dự án đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là nguồn đất phục vụ làm đường.

Ông Hoàng Đình Chương, Giám đốc Công ty An Nguyên, đảm nhận thi công một phần gói thầu số 4 của dự án với chiều dài khoảng 10km cho biết, hiện đang thiếu khoảng 200.000 mét khối đất đắp, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Theo ông Chương, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và đây là vấn đề nan giải khi chưa tìm được nguồn đất để thi công.

“Trong thiết kế là 1 triệu mét khối đất nhưng đang thiếu 200.000m3 là không có mỏ. Trong đó lại nằm trong gói thầu số 4 của Công ty An Nguyên. Chủ đầu tư cho biết chưa tìm được vị trí mỏ đất”, ông Hoàng Đình Chương cho biết.

Thiếu san lấp, đất đắp cũng là thực trạng xảy ra tại nhiều dự án trọng điểm tại tỉnh Đắk Lắk như dự án hồ Ea Tam, với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng và dự án Đại lộ Đông – Tây với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án Thành phố Buôn Ma Thuột làm đại diện chủ đầu tư.

Ông Lê Khắc Đô, Trưởng phòng khoáng sản, Sở TNMT tỉnh Đắk Lắk cho biết, giai đoạn trước đây nhu cầu về đất san lấp chưa được quan tâm dẫn đến trong các quy hoạch cũ toàn tỉnh không có mỏ đất nào. Việc khai thác đất chủ yếu tận dụng từ các dự án, công trình khác hoặc từ tầng phủ các mỏ đá nhưng khối lượng đất không đủ cho hàng loạt công trình, dự án đang triển khai như hiện nay.

Để gỡ khó về nguồn đất cho các công trình, dự án, tháng 2 năm 2022 Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt quy hoạch khoáng sản, cập nhật 59 mỏ đất với khối lượng ước tính khoảng 20 triệu mét khối, cơ bản đáp ứng cho các dự án, công trình. Tuy nhiên, quy trình thời gian để cấp phép một mỏ đất cần 7 đến 8 tháng, một số dự án có thể bị chậm tiến độ. Ông Lê Khắc Đô cũng phân tích, đối với các dự án thiếu đất đắp nói riêng, thiếu vật liệu nói chung, có trách nhiệm của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế.

“Trách nhiệm của họ là phải đi khảo sát chọn vật liệu. Nguyên tắc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, vấn đề cân bằng đào đắp là anh phải xác định vị trí đổ thải nếu như vật liệu trong dự án thừa, còn nếu thiếu thì anh phải xác định mỏ vật liệu. Đơn vị khảo sát thiết kế phải lựa chọn các vị trí mỏ phù hợp cho dự án, sau đó mới đề xuất các phương án. Nghĩa là trong quá trình lập dự án đầu tư họ phải làm các bước đó rồi, từ tiền khả thi cho đến dự án khả thi, dự án phải ba bước”, ông Lê Khắc Đô nói.

Ở khía cạnh khác, ông Trần Đình Nhuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Đắk Lắk cho biết, vướng mắc trong khai thác đất phục vụ các công trình, dự án còn do bất cập của cơ chế, chính sách. Theo Luật Đất đai, đối với khoáng sản thông thường như đất thì phải thực hiện theo cơ chế thoả thuận. Nhưng việc doanh nghiệp đi thoả thuận với người dân thường bất thành vì giá quá cao, có trường hợp lên đến hàng chục tỷ mỗi ha, không thể thực hiện. Với các dự án trọng điểm quốc gia, Quốc hội, Chính phủ có nghị quyết riêng để tháo gỡ vướng mắc nhưng đối với các công trình tại địa phương thì rất khó.

“Theo Khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất khoáng sản nhưng lại trừ vật liệu thông thường, có nghĩa là đất đắp, cát, đá sỏi, cơ chế phải thoả thuận. Trong trường hợp này, nếu Nhà nước thu hồi để thực hiện cấp phép thăm dò để đầu tư công thì ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư phải xác định đó là thiết kế cơ sở của công trình đầu tư công thì mới có cơ sở pháp lý thu hồi. Ở các dự án lớn ví dụ cao tốc Bắc - Nam thì Quốc hội, Chính phủ có nghị quyết riêng. Nhưng các công trình thuộc cấp tỉnh, cấp huyện thì rất khó”, ông Trần Đình Nhuận nêu rõ.

Việc thiếu đất san lấp đang khiến cho nhiều dự án, công trình trọng điểm tại Đắk Lắk có nguy cơ chậm tiến độ. Cùng với những bất cập trong công tác quy hoạch, khảo sát, lập dự án, có trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thì việc khai thác đất phục vụ cho các công trình, dự án cũng đang gặp phải những rào cản cần tháo gỡ ngay từ cơ chế, chính sách về đất đai, khoáng sản./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lập tổ giám sát, đôn đốc các dự án đầu tư công chậm tiến độ
Lập tổ giám sát, đôn đốc các dự án đầu tư công chậm tiến độ

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định thành lập 3 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư công chậm tiến độ.

Lập tổ giám sát, đôn đốc các dự án đầu tư công chậm tiến độ

Lập tổ giám sát, đôn đốc các dự án đầu tư công chậm tiến độ

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định thành lập 3 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đầu tư công chậm tiến độ.

Bộ trưởng Giao thông vận tải nhận trách nhiệm khi đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ
Bộ trưởng Giao thông vận tải nhận trách nhiệm khi đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, việc để dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ trách nhiệm chính thuộc về Bộ GTVT và một số bộ, ngành có liên quan. Bên cạnh đó cũng có một phần trách của các địa phương khi chậm triển khai.

Bộ trưởng Giao thông vận tải nhận trách nhiệm khi đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ

Bộ trưởng Giao thông vận tải nhận trách nhiệm khi đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, việc để dự án đường Hồ Chí Minh chậm tiến độ trách nhiệm chính thuộc về Bộ GTVT và một số bộ, ngành có liên quan. Bên cạnh đó cũng có một phần trách của các địa phương khi chậm triển khai.

Cần xử lý dứt điểm dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, sân bay Long Thành
Cần xử lý dứt điểm dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, sân bay Long Thành

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ như: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thi công sân bay Long Thành, Điện Biên.

Cần xử lý dứt điểm dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, sân bay Long Thành

Cần xử lý dứt điểm dự án chậm tiến độ như đường sắt Cát Linh – Hà Đông, sân bay Long Thành

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ như: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đẩy mạnh thi công sân bay Long Thành, Điện Biên.