Nhiều hộ nghèo ở Lào Cai bán trâu giống sau khi được hỗ trợ

VOV.VN - Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước.

Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống để phát triển sinh kế, nhưng sau một thời gian ngắn, nhiều hộ gia đình ở xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bất ngờ đem bán trâu lấy tiền, đi ngược với mục tiêu ban đầu đề ra.

Năm 2018, chị Đặng Thị Liên, thôn Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được cấp miễn phí 1 con trâu cái giống để nuôi sinh sản, kèm theo điều kiện con trâu nghé lứa đầu đẻ ra phải trả lại cho Nhà nước để hỗ trợ những hộ khó khăn khác. Hơn 1 năm sau, đem đi phối giống 2 – 3 lần không thành, chờ lúc được giá nhất, chị Liên đem trâu cái đi bán lấy 21 triệụ đồng.

“Lúc đầu nhận trâu về nuôi mọi người ai cũng chê, bảo trâu bé như con nghé, xong nuôi mãi mới lớn để đẻ thì lại phải trả con nghé thì bao giờ mới có lãi nhưng mình vẫn nuôi. Sau vì khó khăn nên phải bán đi, biết là sai nhưng thấy mọi người bán được mình cũng bán”, chị Liên chia sẻ.

Cùng thôn với chị Liên còn 4 hộ khác cũng mang trâu giống đi bán “non”. Còn ở thôn Nậm Choỏng, xã Bản Cầm cũng có 2 hộ tương tự. Chị Liên bán được giá nhất, còn các hộ khác bán trâu bình quân chỉ được dưới 20 triệu đồng/con.

Được biết, đàn trâu hỗ trợ cho xã Bản Cầm thuộc Dự án “Nâng cao tầm vóc đàn trâu” do UBND huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư. Đơn vị thực hiện là Phòng NN&PTNT huyện; sử dụng kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới triển khai trong năm 2018.

Tổng đàn trâu gồm 36 con, trong đó 34 trâu cái giống và 2 trâu đực giống 24 tháng tuổi. Đối tượng thụ hưởng là 36 hộ nông dân trong diện nghèo, cận nghèo, vừa mới thoát nghèo ở xã Bản Cầm.

Thuyết minh Dự án cho thấy, từ 1 trâu cái ban đầu với giá nhập 26 triệu đồng/con, trọng lượng từ 170 – 200 kg, tới năm thứ 5 (tức vào năm 2022), trâu cái sẽ đẻ 2 lứa, cho ra 2 nghé con, ước mỗi con nghé giá 20 triệu. Hạch toán tổng chi phí, dự kiến lợi nhuận vào khoảng 29 triệu đồng/hộ.

Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra ở Bản Cầm lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước. Đến nay, khi Dự án đã sang năm thứ 4, nhưng số trâu khác trong đàn đang được các hộ chăm nuôi, mức độ phát triển tầm vóc chỉ ở mức trung bình, cả đàn duy nhất 1 con vừa đẻ được 1 nghé.

Ông Vàng Văn Liểng, khuyến nông viên cơ sở cho biết, tìm hiểu trong số 7 hộ tự ý bán trâu trái cam kết có hộ gia đình trẻ, vợ chồng đi làm ăn xa không đủ điều kiện nuôi đành phải bán; bản thân họ cũng không tha thiết vì tiền công làm thuê mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với bỏ sức ra chăn trâu; có hộ bán trâu để bù thêm tiền mua trâu giống khác to đẹp, nhanh sinh sản hơn.

“Nếu như không để tên dự án là “Nâng cao tầm vóc đàn trâu” thì hợp lý hơn, vì trâu giống không được đẹp, trường hợp người dân tự bỏ tiền để lựa chọn thì họ sẽ lựa chọn những con giống tốt hơn”, ông Liểng nói.

Đối với địa bàn nông thôn như Bản Cầm, con trâu vẫn là tài sản lớn, là đầu cơ nghiệp, nhiều hộ gia đình nghèo mong muốn có trâu để nuôi nhưng không được. Do Dự án chỉ hỗ trợ được trâu cho 36 hộ, trong khi toàn xã có tổng cộng trên 200 hộ nghèo, cận nghèo nên chính quyền còn phải giao cho các thôn tự bình xét theo kiểu “bó đũa chọn cột cờ”.

Ý nghĩa hết sức tốt đẹp, mục tiêu đề ra cũng bao gồm các nội dung, như tạo bước đột phá trong chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn trâu, nâng cao thu nhập, "củng cố lòng tin" của bà con nông dân…, ngoài ra, còn góp phần xây dựng nông thôn mới - đích đến mà cả huyện Bảo Thắng đang hướng tới.

Dư luận cho rằng, cần phải xem xét nghiêm túc quá trình thực hiện, quản lý, giám sát Dự án từ cấp huyện đến cơ sở để khắc phục, rút kinh nghiệm.... Đối với những hộ tự ý bán trâu phải có biện pháp xử lý, thu hồi vốn Dự án đã đầu tư.

Đây cũng là bài học cho các dự án khác đầu tư cho bà con ở huyện Bảo Thắng nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung, ngoài tăng cường kiểm tra, giám sát, thì cần tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng" ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần Thơ được quan tâm, hỗ trợ người lao động nghèo sau dịch Covid-19
Cần Thơ được quan tâm, hỗ trợ người lao động nghèo sau dịch Covid-19

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, cuộc sống của những lao động nghèo nói chung và Cần Thơ nói riêng vốn đã gặp rất nhiều khó khăn, thì nay càng khó khăn hơn. 

Cần Thơ được quan tâm, hỗ trợ người lao động nghèo sau dịch Covid-19

Cần Thơ được quan tâm, hỗ trợ người lao động nghèo sau dịch Covid-19

VOV.VN - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, cuộc sống của những lao động nghèo nói chung và Cần Thơ nói riêng vốn đã gặp rất nhiều khó khăn, thì nay càng khó khăn hơn. 

Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo
Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo

VOV.VN - Tại TP Gia Nghĩa, nhiều cơ sở, hộ kinh doanh thuộc diện được hỗ trợ do Covid-19 đã nhường lại gói hỗ trợ cho những người hoàn cảnh khó khăn.

Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo

Một số hộ kinh doanh ở Đắk Nông nhường lại phần hỗ trợ cho người nghèo

VOV.VN - Tại TP Gia Nghĩa, nhiều cơ sở, hộ kinh doanh thuộc diện được hỗ trợ do Covid-19 đã nhường lại gói hỗ trợ cho những người hoàn cảnh khó khăn.

Hỗ trợ người nghèo biên giới biển và tuyến cảng sau giãn cách xã hội
Hỗ trợ người nghèo biên giới biển và tuyến cảng sau giãn cách xã hội

VOV.VN -Cán bộ chiến sĩ biên phòng TP HCM thường xuyên chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong mùa dịch bệnh

Hỗ trợ người nghèo biên giới biển và tuyến cảng sau giãn cách xã hội

Hỗ trợ người nghèo biên giới biển và tuyến cảng sau giãn cách xã hội

VOV.VN -Cán bộ chiến sĩ biên phòng TP HCM thường xuyên chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách, góp phần giữ vững an ninh trật tự trong mùa dịch bệnh