Nhiều ngành hàng nông nghiệp tăng tỷ trọng sản phẩm có lợi thế

VOV.VN - Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đã chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng với các ngành hàng có sản phẩm lợi thế tại các thị trường thuận lợi.

“Trong năm 2017, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ đề ra; trong đó, có một số chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc như kim ngạch xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới, xây dựng thể chế và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện…”. Nhận định được đưa ra tại Hội nghị thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018 của Bộ NN&PTNT tổ chức sáng 4/1 tại Hà Nội.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2017, GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, giá trị sản xuất tăng 3,16% so với năm 2016; sản lượng nhiều loại nông sản tăng mạnh; cơ cấu sản phẩm đã chuyển mạnh theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị.
Năm 2017, nhiều mô hình sản xuất rau, hoa, quả ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ đã đem lại thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa. Giá trị sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất lâm nghiệp đều có hướng tăng so với năm 2016.

Đáng chú ý, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 13% so với năm 2016, dẫn đến thặng dư thương mại đạt 8,55 tỷ USD, tăng khoảng 1,1 tỷ USD so với năm 2016. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2017 cả nước có 2.884 xã và 43 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn, tăng 524 xã (tương đương 5,87%) và 13 huyện so với năm 2016; bình quân đạt 13,7 tiêu chí/xã; còn 176 xã dưới 5 tiêu chí, giảm 81 xã so với năm 2016.

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ cấu lại nông nghiệp đạt kết quả chưa đồng đều, năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân chậm được cải thiện.

Biến đổi khí hậu và thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp, nhưng vẫn còn có sự chủ quan, thiếu quyết liệt ở một số địa phương trong công tác phòng, chống nên thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành, kết cấu hạ tầng và đời sống của người dân.

“Công nghiệp chế biến chậm phát triển; công tác nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường còn bất cập, nên đã xảy ra tình trạng cung vượt cầu ở một số sản phẩm (thịt lợn, dưa hấu), nhất là vào thời điểm thu hoạch chính vụ”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ.

Tiếp nối thành công trong năm 2017, trong năm 2018, Bộ NN&PTNT xác định là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của cả nước và của ngành. Toàn ngành nông nghiệp xác định thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, toàn ngành nông nghiệp phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng năm 2018 đạt khoảng 2,8- 3,0%; kim ngạch xuất khẩu khoảng 37 - 38 tỷ USD; có 37% số xã và 52 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,6%.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường kết nối chặt chẽ hơn với mạng lưới tiêu thụ toàn cầu; coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

“Ngành nông nghiệp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác; tiếp tục nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; rà soát tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiến tạo và hành động quyết liệt, tạo động lực mới cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả hơn và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
Cơ hội để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

VOV.VN - Với một chiếc điện thoại di động kết nối internet và camera giám sát, dù ở bất cứ đâu người trồng đều có thể chăm sóc và giám sát trang trại của mình.

Cơ hội để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Cơ hội để tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp

VOV.VN - Với một chiếc điện thoại di động kết nối internet và camera giám sát, dù ở bất cứ đâu người trồng đều có thể chăm sóc và giám sát trang trại của mình.

Bình Phước kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Bình Phước kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Hiện tỉnh có quỹ đất sạch để phát triển công nghiệp ở 13 khu công nghiệp của Bình Phước được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích hơn 28.000 ha.

Bình Phước kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Bình Phước kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao

VOV.VN - Hiện tỉnh có quỹ đất sạch để phát triển công nghiệp ở 13 khu công nghiệp của Bình Phước được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích hơn 28.000 ha.

Bài 2: Tránh bệnh phong trào
Bài 2: Tránh bệnh phong trào

VOV.VN - Làm nông nghiệp công nghệ cao là xu thế, giàu tiềm năng, nhưng giới chuyên gia và người trong cuộc cảnh báo: “chớ chạy theo phong trào”.

Bài 2: Tránh bệnh phong trào

Bài 2: Tránh bệnh phong trào

VOV.VN - Làm nông nghiệp công nghệ cao là xu thế, giàu tiềm năng, nhưng giới chuyên gia và người trong cuộc cảnh báo: “chớ chạy theo phong trào”.