Nhiều tiểu thương chợ Bến Thành chuyển đổi kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19

VOV.VN - Từ đầu năm 2020 tới nay, nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành, Quận 1, TP HCM đã tạm ngưng kinh doanh do lượng khách sụt giảm đáng kể vì dịch bệnh Covid-19. Một số tiểu thương tìm cách chuyển đổi hình thức bán hàng hoặc làm nghề khác để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có cửa hàng bán đồ Hàn Quốc hơn 11 năm tại chợ đêm Bến Thành, thế nhưng dịch bệnh Covid-19 khiến chị Nguyễn Thị Diệu phải đóng cửa để tìm hướng kinh doanh mới.

Nhắc lại thời điểm dịch bệnh bùng phát, chị Diệu cho hay, lượng khách và doanh số của cửa hàng giảm trầm trọng, nhất là khi chợ đêm Bến Thành ngừng hoạt động. Chị đã xoay sở bằng cách bán đồ ăn online, trực tiếp đi giao hàng để tiết kiệm chi phí.

Đầu năm nay, chị Diệu được người quen giới thiệu mô hình cửa hàng lưu động tại tại Quận 7 với nhiều chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng. Chị Diệu quyết định chuyển sang hình thức kinh doanh này bằng một chiếc xe tải nhỏ bán các món ăn nhanh như: mì trộn, xúc xích chiên, thịt nướng... Khoảng 1 tháng nay, mô hình mới lạ này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ tới tham quan, ăn uống và thu nhập của chị Diệu cũng tăng lên đáng kể.

“Trước khi chuyển sang bán hàng lưu động, mỗi ngày tôi chỉ bán được 400.000 -500.000 đồng. Sau khai trương, lượng khách tới rất đông, có thể thu về 3-4 triệu đồng tuỳ ngày” - chị Diệu chia sẻ.

Không được thuận lợi như chị Diệu, tiểu thương Trần Thị Kim Xuyến từng có 2 sạp trái cây tại chợ Bến Thành đã phải chuyển sang bán hàng ở vỉa hè. Nếu thời điểm chưa bùng phát dịch Covid-19, chị Xuyến có thể bán sỉ hàng tạ trái cây các loại cho khách thì nay chị chỉ dám nhập hơn chục cân sầu riêng, măng cụt,… bán cho khách vãng lai để kiếm tiền chi tiêu trong ngày.

Chị Xuyến cho biết: “Tôi kinh doanh trái cây tại chợ Bến Thành mấy chục năm nay. Do dịch bệnh, không có người mua nên tôi chuyển sang ngồi bán ở vỉa hè. Mỗi ngày tôi nhập chục kí lô trái cây mà sáng tới giờ chỉ bán được vài trái, rất ít người mua”.

Nhiều tiểu thương sau khi ngừng kinh doanh tại chợ Bến Thành không thể tiếp tục buôn bán các mặt hàng cũ cũng chọn cách chuyển nghề, thậm chí làm cùng lúc vài công việc để có thu nhập. Anh Xuân Nam, tiểu thương từng bán đồ gia dụng, quần áo ở chợ Bến Thành cho biết đã chuyển sang bán phụ tùng xe máy. Tuy nhiên đây cũng chỉ là công việc tạm thời. Anh Nam còn nhận thêm 1 số công việc khác, như: bán bảo hiểm,… để có thu nhập lo cho gia đình.

Sau 4 “làn sóng” Covid-19, các tiểu thương từng kinh doanh tại chợ Bến Thành hi vọng dịch bệnh được kiểm soát để họ có thể duy trì trở lại hoạt động buôn bán truyền thống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đắk Lắk lãng phí thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin
Đắk Lắk lãng phí thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin

VOV.VN - Sau gần 5 năm được công nhận nhãn hiệu Hồ tiêu Cư Kuin vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có cơ hội sử dụng để phát huy hiệu quả nâng cao giá trị sản phẩm như mong muốn.

Đắk Lắk lãng phí thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin

Đắk Lắk lãng phí thương hiệu hồ tiêu Cư Kuin

VOV.VN - Sau gần 5 năm được công nhận nhãn hiệu Hồ tiêu Cư Kuin vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có cơ hội sử dụng để phát huy hiệu quả nâng cao giá trị sản phẩm như mong muốn.

"Nữ hoàng tháng 4" tràn xuống phố, tiểu thương bỏ túi tiền triệu mỗi ngày
"Nữ hoàng tháng 4" tràn xuống phố, tiểu thương bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

VOV.VN - Trung bình mỗi ngày 1 tiểu thương bán ra thị trường khoảng 200 - 300 bó hoa loa kèn, thu về cả triệu đồng tiền lãi.

"Nữ hoàng tháng 4" tràn xuống phố, tiểu thương bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

"Nữ hoàng tháng 4" tràn xuống phố, tiểu thương bỏ túi tiền triệu mỗi ngày

VOV.VN - Trung bình mỗi ngày 1 tiểu thương bán ra thị trường khoảng 200 - 300 bó hoa loa kèn, thu về cả triệu đồng tiền lãi.

Chợ xây quá chậm, tiểu thương Lý Sơn bức xúc
Chợ xây quá chậm, tiểu thương Lý Sơn bức xúc

VOV.VN - Do vướng mặt bằng nên đến nay công trình xây dựng chợ Trung tâm huyện Lý Sơn vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc cho người dân trên đảo.

Chợ xây quá chậm, tiểu thương Lý Sơn bức xúc

Chợ xây quá chậm, tiểu thương Lý Sơn bức xúc

VOV.VN - Do vướng mặt bằng nên đến nay công trình xây dựng chợ Trung tâm huyện Lý Sơn vẫn chưa hoàn thành, gây bức xúc cho người dân trên đảo.

Tháo gỡ khúc mắc của tiểu thương Chợ Du lịch Lào Cai
Tháo gỡ khúc mắc của tiểu thương Chợ Du lịch Lào Cai

VOV.VN - Khúc mắc lớn nhất cần tháo gỡ là thời gian ký hợp đồng, giá thuê ki ốt và thời hạn thanh toán giữa các tiểu thương với chủ đầu tư xây dựng chợ.

Tháo gỡ khúc mắc của tiểu thương Chợ Du lịch Lào Cai

Tháo gỡ khúc mắc của tiểu thương Chợ Du lịch Lào Cai

VOV.VN - Khúc mắc lớn nhất cần tháo gỡ là thời gian ký hợp đồng, giá thuê ki ốt và thời hạn thanh toán giữa các tiểu thương với chủ đầu tư xây dựng chợ.