Những cựu chiến binh Đà Nẵng làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Rời quân ngũ trở về đời thường, nhiều cựu chiến binh ở thành phố Đà Nẵng tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội cụ Hồ, đi đầu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động. Nhiều cựu chiến binh trở thành doanh nhân thành đạt, tích cực tham gia công tác xã hội và giúp đỡ con em đồng đội.

Năm 1968, ông Mai Văn Soạn ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tham gia hoạt động cách mạng. Sau ngày thống nhất đất nước, ông Soạn công tác trong ngành dược Đà Nẵng. Nghỉ hưu, ông Mai Văn Soạn thành lập Công ty TNHH Cường Thịnh, chuyên sản xuất bao bì nhựa dược phẩm, y tế tại Khu Công nghiệp Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Nhiều năm qua, ông Mai Văn Soạn tạo việc làm cho hơn 100 lao động hoàn cảnh khó khăn, con em của cựu chiến binh có mức lương ổn định. Ăn nên làm ra, ông Soạn càng quan tâm giúp đỡ người nghèo. Nhiều năm liền, ông Mai Văn Soạn trợ dưỡng thường xuyên 10 cháu hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với chính quyền địa phương xây mới 25 căn nhà tình thương tặng hộ nghèo, gia đình chính sách. Trong đợt dịch Covid-19, ông Soạn hỗ trợ nhiều tấn gạo, hàng ngàn suất quà giúp bà con khu dân cư.

Ông Mai Văn Soạn được Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen về thành tích học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ông Mai Văn Soạn cho biết, năm nay bước qua tuổi 74, ông vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động an sinh xã hội, tiếp sức giúp đỡ người già neo đơn, hộ nghèo, con em cựu chiến binh có cuộc sống tốt hơn.

Theo ông Soạn: “Trong suy nghĩ của tôi thì còn sức khoẻ còn lao động, còn sức khoẻ còn cống hiến. Trong sản xuất tôi cố gắng tạo công ăn việc làm cho anh em. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, thu hút con em hoàn cảnh khó khăn có thu nhập ổn định cuộc sống. Còn sức khoẻ tôi sẵn sàng công việc thiện nguyện của mình, lo cho bà con được gì mình cố gắng”.

Rời quân ngũ năm 1982, cựu chiến binh Phạm Trí Toán, ở xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng về nhà làm trang trại tổng hợp nuôi cá, nuôi heo, gà thương phẩm, trồng 3 ha rừng keo. Ông Toán còn nhận thầu các công trình xây dựng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông Phạm Trí Toán tự nguyện hiến gần 200m2 đất, đóng góp 37 triệu đồng làm đường liên thôn, giúp bà con thuận tiện đi lại. 

Ông Phạm Trí Toán cho biết, nhiều năm qua, ông đã hỗ trợ gần 300 triệu đồng cho công tác nhân đạo, từ thiện tại địa phương và Quỹ vì người nghèo.

“Tôi thấy trong khu dân cư, bà con đi sản xuất khó khăn quá, theo tiếng gọi của Nhà nước và nhân dân cùng làm, tôi bỏ tiền ra và ngày công, phương tiện xe tham gia vận chuyển vật tư làm đường giao thông nông thông để mình đi và nhân dân cùng đi. Đối với các hộ khó khăn, cựu chiến binh và thương binh không có nhà ở mình đến thăm hỏi và giúp đỡ” - ông Toán chia sẻ.

Tại thành phố Đà Nẵng hiện có hơn 1.200 doanh nghiệp do cựu chiến binh làm chủ, trong đó có nhiều trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác cựu chiến binh, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Các chủ doanh nghiệp là cựu chiến binh đã tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động, chủ yếu là con em các đối tượng chính sách, hộ nghèo... Các cựu chiến binh còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Ông Huỳnh Bá Thành, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng đánh giá những việc làm nghĩa tình của các Cựu chiến binh thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với đồng đội, đã góp phần thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội; đồng thời tạo điều kiện giúp cựu chiến binh phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.

“Những việc làm thiết thực mang tính nhân văn sâu sắc của các hội viên Cựu chiến binh thể hiện rõ bản chất bộ đội cụ hồ được các cựu chiến binh khi về đời thường tiếp tục phát huy, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề san sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Chúng tôi mong rằng, Hội Cựu chiến binh thành phố có nhiều những tấm gương tiêu biểu trong thực hiện phong trào cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi, kết hợp giúp nhau xoá nghèo và thực hiện nghĩa tình đồng đội" - ông Thành cho biết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức
Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

VOV.VN - Trong kháng chiến người dân xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh chiến đấu kiên cường, với kỳ tích xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ - Công trình trái tim của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh. Còn trong thời bình, họ lại gương mẫu trong phát kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Trong đó, cựu chiến binh Lê Văn Gắng và Lưu Bá Hùng là tấm gương điển hình.

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

VOV.VN - Trong kháng chiến người dân xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh chiến đấu kiên cường, với kỳ tích xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ - Công trình trái tim của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh. Còn trong thời bình, họ lại gương mẫu trong phát kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Trong đó, cựu chiến binh Lê Văn Gắng và Lưu Bá Hùng là tấm gương điển hình.

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu
Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Tiền Giang về quê sinh sống đã phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” vừa chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình vừa tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng (68 tuổi) ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một điển hình như thế.

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

Người cựu chiến binh Tiền Giang “chiến thắng” đói nghèo, lạc hậu

VOV.VN - Rời quân ngũ, nhiều cựu chiến binh ở tỉnh Tiền Giang về quê sinh sống đã phát huy truyền thống “Anh bộ đội Cụ Hồ” vừa chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình vừa tích cực đóng góp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cựu chiến binh Cao Văn Hoàng (68 tuổi) ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là một điển hình như thế.

Gỡ điểm nghẽn để thực hiện chiến lược phát triển Bình Dương
Gỡ điểm nghẽn để thực hiện chiến lược phát triển Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương hướng phát triển không chỉ trở thành công xưởng của đất nước mà có thể trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp, dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Gỡ điểm nghẽn để thực hiện chiến lược phát triển Bình Dương

Gỡ điểm nghẽn để thực hiện chiến lược phát triển Bình Dương

VOV.VN - Bình Dương hướng phát triển không chỉ trở thành công xưởng của đất nước mà có thể trở thành điểm sáng về phát triển công nghiệp, dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Cựu chiến binh của bản mường
Cựu chiến binh của bản mường

VOV.VN - Không chỉ là một trong những cựu chiến binh đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, ông Hiến còn giúp nhiều bà con còn khó khăn trong vùng vươn lên như mình.

Cựu chiến binh của bản mường

Cựu chiến binh của bản mường

VOV.VN - Không chỉ là một trong những cựu chiến binh đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, ông Hiến còn giúp nhiều bà con còn khó khăn trong vùng vươn lên như mình.