Nghị quyết 30, đòi hỏi từ thực tiễn công ty nông lâm nghiệp tại Tây Nguyên:

Niềm hy vọng, mong mỏi của địa phương, doanh nghiệp

VOV.VN - Tháng 6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 984 ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận 82 năm 2020 của Bộ Chính trị khoá XII về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết số 30 của Bộ Chính trị Khoá XI, để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm chỉ đạo, định hướng của Bộ Chính trị. Qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, thực hiện quyết liệt một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để tháo gỡ những vướng mắc công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp mà thực tiễn đang rất cần.

Thực hiện Nghị quyết số 30 năm 2014 của Bộ Chính trị khoá XI, Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ, trong số 16 công ty nông lâm nghiệp tại tỉnh Đắk Nông, có 3 đơn vị thực hiện cổ phần hoá, 6 đơn vị giải thể.

Ông Nguyễn Xuân Tuấn, Trưởng phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, các công ty đều có diện tích trên 500 ha, theo chỉ đạo tại Kết luận 82 của Bộ Chính trị thì phải đảm bảo quyền chi phối của Nhà nước với những công ty này. Trong khi đó, việc sắp xếp, cổ phần hoá hiện nay tại địa phương đang vướng về nhiều mặt, cần sớm cụ thể hoá những định hướng, chỉ đạo tại Kết luận 82 để tiếp tục triển khai và tháo gỡ.

“Thực hiện Kết luận 82 của Bộ Chính trị, đối với những công ty có diện tích lớn, trên 500 ha trở lên Nhà nước sẽ giữ cổ phần chi phối. Nếu có thể để đảm bảo vừa vấn đề sắp xếp phù hợp, vấn đề định hướng thì có thể giữ lại mô hình công ty một thành viên. Số nợ tạm thời khoanh lại và sẽ có phương án xử lý” - ông Nguyễn Xuân Tuấn nói.

Cùng với Đắk Nông, công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá công ty nông lâm nghiệp tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên cũng đang tạm dừng để chờ hướng dẫn của trung ương.

Ông Lê Danh Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk, cho biết, ngay sau khi có Kết luận 82 của Bộ Chính trị, tỉnh đã cho dừng việc sắp xếp, cổ phần hoá tại 6/15 công ty nông lâm nghiệp (9 công ty khác đã hoàn thành cổ phần hoá và chuyển thành mô hình hai thành viên). Theo ông Thắng, việc rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách có thể giúp tỉnh xử lý được một số khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng về tài chính đối với những doanh nghiệp giải thể.

“Đắk Lắk có 3 doanh nghiệp đang giải thể, khi xây dựng phương án là mất cân đối, nghĩa là âm, nguồn thu không đủ để chi trả. Chính cái này trong Kết luận 82 của Bộ Chính trị có một ý là ngân sách sẽ hỗ trợ phần mất cân đối để đảm bảo có nguồn trả, đủ điều kiện giải thể doanh nghiệp” - ông Lê Danh Thắng nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trịnh Đình Trường, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai và Công ty Cổ phần Chè Biển Hồ cho rằng, Kết luận 82 của Bộ Chính trị đã cho doanh nghiệp thấy hy vọng tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách và pháp luật hiện nay. Cụ thể là chỉ đạo “tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông lâm nghiệp sau sắp xếp”. Trong đó, nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định có tính đặc thù về tài chính, thuế và có cơ chế vốn, tín dụng ưu đãi.

“Câu chuyện. ở đây là câu chuyện sai khác về luật, các quy định, Nghị định trước đây chưa điều chỉnh đến mình, vì mình là đối tượng mới. Nghị quyết của Bộ Chính trị áp dụng vào thực tế, đi được đến cuộc sống, đến các doanh nghiệp là cả một bước đi dài” - ông Trịnh Đình Trường nêu ý kiến.

Giám sát công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá nông lâm trường tại các tỉnh Tây Nguyên, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, đánh giá, hiệu quản lý, sử dụng đất đai hiện nay còn nhiều hạn chế. Theo ông Thành, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị thì cùng với sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng ưu đãi cho doanh nghiệp phát triển, cũng cần loại bỏ những cơ chế, chính sách ưu đãi quá mức, chưa hợp lý. Việc ưu đãi quá mức đôi khi khiến doanh nghiệp ỷ lại, không tận dụng để phát triển mà lợi dụng để trục lợi. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh.

Ông Nguyễn Lâm Thành đề nghị: “Với quy định hành lang pháp lý hiện nay, chúng ta giao đất nhiều, khoán nhiều rồi cho thuê với mức giá rất thấp. Chính vì lỏng lẻo trong cơ chế tài chính đất đai dẫn đến việc thực hiện quản lý không hiệu quả. Và đặc biệt, nó dẫn đến tình trạng lấn chiếm, bao chiếm. Về việc tăng cường quản lý hiệu quả sử dụng đất đai nông lâm trường đặc biệt cơ chế tài chính về đất đai thì đề nghị Chính phủ tập trung nghiên cứu, giải quyết vấn đề này”.

Chỉ đạo và giám sát công tác sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp Nhà nước nhiều năm qua, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt quan tâm công tác này tại Tây Nguyên. Trong các chuyến công tác tại các tỉnh trong khu vực, Chủ tịch Quốc hội luôn nhấn mạnh các tỉnh cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp.

Trong các vấn đề của sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá công ty nông lâm nghiệp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, tồn đọng về đất đai là vấn đề khó nhất và cần phải giải quyết một cách thấu đáo. Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý việc bàn giao đất đai của các công ty nông lâm trường về cho địa phương hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém và đề nghị Hội đồng Nhân dân các tỉnh có kế hoạch giám sát. Tới đây, Quốc hội cũng sẽ xem xét tái giám sát vấn đề này.

“Đổi mới hình thức quản trị, tài chính, sản xuất nói chung còn nhiều việc phải làm. Mục tiêu để nâng cao hiệu quả cuối cùng của các công ty nông lâm trường, đóng góp thêm trong tăng trưởng và ngân sách nhà nước thì còn khoảng cách. Số lượng đất đai các công ty nông lâm trường chuyển về cho địa phương thì tỷ lệ rất nhỏ. Thứ hai, đất chuyển về cho địa phương, số có quyết định thu hồi đất và có phương án sử dụng đất thì còn rất ít. Trong khi đồng bào, nhất là đồng bào dân tộc miền núi, thiểu số vẫn còn thiếu đất ở, đất sản xuất. Đây là vấn đề chúng ta phải rất quan tâm, cần phải có những giải pháp phù hợp” - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Những vấn đề sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các công ty nông lâm nghiệp cả nước nói chung, Tây Nguyên nói riêng, đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhìn nhận và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém. Vấn đề lúc này là triển khai như thế nào để đạt hiệu quả thực chất, sớm vực dậy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Một trong những yêu cầu cụ thể của Chính phủ là đến hết năm nay, Bộ NN&PTNT phải chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 118 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, 100% công ty nông lâm nghiệp phải xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, đất đai và kinh doanh có lãi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Vẫn rất chậm và chưa thực chất
Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Vẫn rất chậm và chưa thực chất

VOV.VN - 8 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 366 tỷ đồng. Với diễn biến dịch Covid-19 hiện nay, dự kiến nguồn thu về ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp trong năm 2021 không đạt kế hoạch là 40.000 tỷ đồng.

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Vẫn rất chậm và chưa thực chất

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Vẫn rất chậm và chưa thực chất

VOV.VN - 8 tháng đầu năm 2021, số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp là 366 tỷ đồng. Với diễn biến dịch Covid-19 hiện nay, dự kiến nguồn thu về ngân sách từ cổ phần hóa, thoái vốn nộp trong năm 2021 không đạt kế hoạch là 40.000 tỷ đồng.

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới
Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới

VOV.VN - 7 tháng qua, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước vẫn “giậm chân tại chỗ”. Chỉ có 3 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong đó, không có doanh nghiệp nào thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Có tâm lý trông ngóng tiêu chí mới

VOV.VN - 7 tháng qua, tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước vẫn “giậm chân tại chỗ”. Chỉ có 3 doanh nghiệp được cổ phần hóa, trong đó, không có doanh nghiệp nào thuộc danh mục 128 doanh nghiệp cổ phần hóa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Cổ phần hóa DNNN vẫn ì ạch, muốn đẩy nhanh nhưng cần thận trọng
Cổ phần hóa DNNN vẫn ì ạch, muốn đẩy nhanh nhưng cần thận trọng

VOV.VN - Quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy chậm về tiến độ, nhưng là một quá trình cần sự thận trọng, minh bạch, công khai và phải cân nhắc tính toán để đạt hiệu quả cao nhất.

Cổ phần hóa DNNN vẫn ì ạch, muốn đẩy nhanh nhưng cần thận trọng

Cổ phần hóa DNNN vẫn ì ạch, muốn đẩy nhanh nhưng cần thận trọng

VOV.VN - Quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy chậm về tiến độ, nhưng là một quá trình cần sự thận trọng, minh bạch, công khai và phải cân nhắc tính toán để đạt hiệu quả cao nhất.