Nợ cước điện thoại hơn 1 tỷ đồng: Nhà mạng không hề cảnh báo?

VOV.VN - Về nguyên tắc mỗi số thuê bao đều có hạn mức sử dụng, khi tiền cước vượt quá hạn mức nhà mạng sẽ phải gửi tin cảnh báo cho khách hàng.

Ngày 13/9, bà Võ Thị Ngọc Bích (ngụ khóm 6, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) cho biết, hiện bà vẫn đang phải nợ Viễn thông Cà Mau số tiền cước điện thoại lên tới hơn 1,1 tỷ đồng.

Lý do của việc nợ cước này theo bà Bích là mặc dù chỉ đăng kí và sử dụng số điện thoại trong vòng 3 ngày, nhưng theo bảng kê chi tiết sử dụng dịch vụ viễn thông, tổng cộng số tiền cước bà Bích phải trả là 1.146.784.446 đồng với 5.939 cuộc gọi.

Cụ thể theo bà Bích, số điện thoại của bà cùng một thời điểm (cùng giây, cùng phút, cùng giờ) có thể thực hiện đến 9 cuộc gọi và đều bị tính phí, nhiều lúc chỉ trong 1 phút có thể thực hiện đến 49 cuộc gọi...

Tháng 6/2014, Viễn thông Cà Mau (đơn vị quản lý Trung tâm viễn thông Cái Nước - Phú Tân) kiện khách hàng ra TAND huyện Phú Tân, yêu cầu bà Bích có nghĩa vụ thanh toán cước phí điện thoại. Khi TAND huyện Phú Tân đưa vụ án ra hòa giải, bà Bích chỉ đồng ý thanh toán nợ cước theo những cuộc gọi phát sinh bà và em bà thực hiện. Còn những cuộc gọi khác bà không đồng ý thanh toán.

 

Viễn thông Cà Mau vẫn đang yêu cầu một khách hàng trả nợ cước lên tới hơn 1,1 tỷ đồng. (Ảnh: KT)
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những trường hợp khách hàng phản ánh về việc cước tăng “đột biến”. Trước đó, ngày 3/1/2014, ông Đỗ Viết Phúc (ngụ tỉnh Long An), thuê bao số 0913156xxx cho biết, ông phải đóng cước điện thoại di động (ĐTDĐ) cao ngất dù không sử dụng các dịch vụ có sẵn tích hợp trong máy.

Ông Phúc cho biết số điện thoại ông đang sử dụng là thuê bao trả sau của mạng VinaPhone. Mỗi tháng tiền cước ông phải trả từ 400.000 - 500.000 đồng. Bỗng nhiên tháng 10/2013, nhà mạng thông báo cước phí lên đến 1,2 triệu đồng...

Nghi ngờ con trai ở nhà có thể dùng máy của mình để nhắn tin chơi game, ông Phúc bấm bụng trả đủ số tiền cước và được nhân viên bưu điện hướng dẫn thủ tục đóng 70.000 đồng để chặn dịch vụ này lại.

Yên tâm rằng dịch vụ đã bị chặn, cả tháng 11/2013, ông đi công tác tại TP HCM không về Long An và khẳng định chỉ một mình ông sử dụng ĐTDĐ.

Thế nhưng, không hiểu sao hóa đơn tháng 11/2013 lại báo số tiền ông phải đóng lên đến 12.394.897 đồng. Quá bức xúc, một lần nữa, ông lại phải khiếu nại đến Viễn thông Long An nhưng mọi việc đâu vẫn không được giải quyết.

Nợ cước trên 1,1 tỷ đồng là lỗi của nhà mạng

Theo Cục Viễn thông, do số thuê bao của bà Bích đăng ký sử dụng dịch vụ gọi quốc tế và kèm theo dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi, nên việc phát sinh cuộc gọi và việc tính cước như nội dung bảng kê chi tiết cước viễn thông là có khả năng xảy ra, nếu thuê bao này chuyển tiếp cuộc gọi tới một tổng đài như tổng đài trả lời tự động, các dịch vụ tư vấn thoại.

Tuy nhiên, Cục Viễn thông cũng cho rằng, số thuê bao này thực hiện chuyển tiếp cuộc gọi như nêu trên thì nhìn vào bảng kê chi tiết cước viễn thông vẫn không thể khẳng định được cuộc gọi trùng.

Về mặt kỹ thuật, mỗi khách hàng sẽ có một hạn mức cước tùy theo lịch sử sử dụng và số tiền đặt cọc. Nhà mạng phải cảnh báo, chặn số nếu phát sinh cước quá lớn trong thời gian ngắn.

Nhận xét về vụ cước điện thoại hơn 1,1 tỷ đồng, giám đốc khối dịch vụ, giá cước của một công ty viễn thông lớn cho biết, nếu hệ thống vận hành tốt, việc này không thể xảy ra. Thông thường, khách hàng đi nước ngoài có roaming quốc tế chỉ được phép gọi hoặc nhắn tin, dùng 3G với cước tối đa bằng mức đặt cọc, hoặc là mức dùng cao nhất trước đó từng sử dụng. 

“Mỗi khách hàng có một hạn mức cước phát sinh gọi là 'mức báo đỏ'. Hạn mức này tùy thuộc vào lịch sử sử dụng của khách hàng. Khi số tiền cước vượt quá, nhà mạng sẽ có tin nhắn gửi cho khách để cảnh báo, tránh tình trạng vô ý sử dụng quá mức mà không hay biết”, vị này cho hay. 

Chuyên gia về giá cước và dịch vụ viễn thông di động cũng cho biết, mức cước phát sinh quá lớn sẽ dẫn tới nguy cơ khách hàng không có khả năng thanh toán, gây thất thu cho nhà mạng.

“Nếu để cước roaming lên hàng chục triệu đồng mà chưa có tin nhắn cảnh báo đã quá nhiều rồi. Nhà mạng để mức cước lên đến hơn cả tỷ đồng mà vẫn cho khách hàng dùng bình thường, không cảnh báo hay chặn dịch vụ thì phi lý. Điều này phải kiểm tra lại hệ thống chứ không thể lỗi hoàn toàn do khách hàng”, vị này nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp viễn thông muốn tăng cước điện thoại quốc tế
Doanh nghiệp viễn thông muốn tăng cước điện thoại quốc tế

Các DN viễn thông tăng cước quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) từ 6,1 cent/phút hiện nay lên 8,1 cent/phút.

Doanh nghiệp viễn thông muốn tăng cước điện thoại quốc tế

Doanh nghiệp viễn thông muốn tăng cước điện thoại quốc tế

Các DN viễn thông tăng cước quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) từ 6,1 cent/phút hiện nay lên 8,1 cent/phút.

3 cô gái gọi gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát
3 cô gái gọi gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát

VOV.VN - Cơ quan công an đã tìm ra 3 cô gái gọi tới gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát 113.

3 cô gái gọi gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát

3 cô gái gọi gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát

VOV.VN - Cơ quan công an đã tìm ra 3 cô gái gọi tới gần 10.000 cuộc điện thoại quấy rối cảnh sát 113.

Tránh tăng cước điện thoại từ các dịch vụ giá trị gia tăng
Tránh tăng cước điện thoại từ các dịch vụ giá trị gia tăng

VOV.VN - Người tiêu dùng không muốn sử dụng dịch vụ nên thực hiện cú pháp huỷ ngay, tránh việc nhà mạng tự động gia hạn và tính cước.

Tránh tăng cước điện thoại từ các dịch vụ giá trị gia tăng

Tránh tăng cước điện thoại từ các dịch vụ giá trị gia tăng

VOV.VN - Người tiêu dùng không muốn sử dụng dịch vụ nên thực hiện cú pháp huỷ ngay, tránh việc nhà mạng tự động gia hạn và tính cước.