Nợ xấu đang cản trở tín dụng đến với doanh nghiệp

(VOV)-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định điều này khi Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (14/11).

Theo Báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội, từ nửa cuối năm 2011, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh.

Dẫn kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: nợ xấu tại thời điểm thanh tra là 8,82% tổng mức tín dụng của nền kinh tế, tương đương khoảng 250 nghìn tỷ, trong đó 73% số nợ có tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng cũng đã trích lập được khoảng 75 nghìn tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro.

Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ và theo hướng: chỉ đạo tập trung, hành động theo nhiều tuyến, bằng nhiều giải pháp, kể cả việc giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài các giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp như đã trình bày, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp:

1, Rà soát đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu (theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản...).

2, Các tổ chức tín dụng phải chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng nào chưa trích lập đủ thì phải dùng các nguồn phù hợp, kể cả vốn điều lệ để bù đắp và buộc phải giảm mức tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn.

3, Yêu cầu tổ chức tín dụng (chủ nợ) và doanh nghiệp có nợ phải khẩn trương xử lý tài sản bảo đảm để thanh lý nợ xấu.

Thủ tướng đồng thời cho biết: Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mặc dù phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu nhưng không thể không có vai trò của Nhà nước. Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án thành lập công ty mua bán nợ, ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc xử lý nợ xấu, xác định rõ cơ chế hoạt động của công ty này phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và có tham khảo thông lệ quốc tế.

Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90.000 tỷ đồng; trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20.000 tỷ đồng, nợ các dự án chuyển tiếp gần 70.000 tỷ đồng. Phần lớn các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản là ở các địa phương.

Tình hình này, theo Thủ tướng, có nguyên nhân từ việc phân cấp đầu tư; nhiều dự án do địa phương quyết định, phê duyệt trong khi trung ương chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn. Thực tế, các địa phương đều mong muốn đẩy nhanh xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, doanh nghiệp được tham gia xây dựng dự án đã rất tích cực, nhiều trường hợp chủ động ứng vốn thi công công trình trong khi nguồn vốn cân đối có hạn.

“Đây cũng là bất cập về cơ chế chính sách, có trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương”- Thủ tướng khẳng định. 

Trước tình hình này, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương lập phương án cụ thể để khẩn trương xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản thuộc các dự án do địa phương quyết định và đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước.

Với các giải pháp đồng bộ, phấn đấu đưa mức nợ xấu về khoảng 3-4% vào cuối năm 2015./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế
Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế

(VOV) - Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế

Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế

(VOV) - Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đến năm 2015 sẽ đưa nợ xấu của hệ thống ngân hàng dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Không được lợi dụng quy định về cơ cấu lại nợ để giấu nợ xấu
Không được lợi dụng quy định về cơ cấu lại nợ để giấu nợ xấu

(VOV) -NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ thì chưa được chia cổ tức, lợi nhuận của năm 2012

Không được lợi dụng quy định về cơ cấu lại nợ để giấu nợ xấu

Không được lợi dụng quy định về cơ cấu lại nợ để giấu nợ xấu

(VOV) -NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng chưa trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ thì chưa được chia cổ tức, lợi nhuận của năm 2012

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội
Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

(VOV)- Dự trữ ngoại hối đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

Thủ tướng báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội trước Quốc hội

(VOV)- Dự trữ ngoại hối đạt trên 11 tuần nhập khẩu; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỷ USD.

Khắc phục nợ xấu phải gắn với giải quyết hàng tồn
Khắc phục nợ xấu phải gắn với giải quyết hàng tồn

(VOV) - Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trả lời phỏng vấn của VOV

Khắc phục nợ xấu phải gắn với giải quyết hàng tồn

Khắc phục nợ xấu phải gắn với giải quyết hàng tồn

(VOV) - Đại biểu Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa trả lời phỏng vấn của VOV

Phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu
Phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô

Phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu

Phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô