Nợ xấu gia tăng, lợi nhuận ngân hàng quy mô nhỏ giảm mạnh

VOV.VN - Theo công bố kết quả kinh doanh của các ngân hàng, mặc dù đã nỗ lực kiểm soát nợ xấu với tỷ lệ dưới 3% nhằm đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng giá trị các khoản nợ xấu vẫn rất cao. Điều này cũng đã khiến cho lợi nhuận của nhiều ngân hàng, trong đó phần lớn là các ngân hàng nhỏ bị thu hẹp rất nhiều.

Nhìn vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của nhiều ngân hàng, phần lớn các ngân hàng nhỏ đều đạt lợi nhuận khá thấp, có ngân hàng giảm lợi nhuận hơn 60%, thậm chí gần 90% so với cùng kỳ. Cụ thể, tại ngân hàng BVBank, lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2023 chỉ đạt 13 tỷ đồng, giảm gần 90% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, với ABBank, lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 là 52,5 tỷ đồng, nhưng giảm đến 94%; lũy kế 6 tháng đầu năm nay hơn 541 tỷ đồng, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các ngân hàng như VietBank, VietABank, BaoVietBank… lợi nhuận cũng giảm từ 7% trở lên.

Theo nhận định của Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty luật ANVI, sở dĩ lợi nhuận của nhiều ngân hàng giảm mạnh là do khó khăn chung của nền kinh tế, dẫn đến hấp thụ dòng vốn thấp, biên lãi ròng thu hẹp và nợ xấu tăng, buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro.

“Nợ xấu tăng chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, tình hình kinh tế thế giới rất khó khăn trong thời gian vừa qua, do những lý do về dịch bệnh, chiến tranh và trong nước còn những khó khăn của các doanh nghiệp do trái phiếu, bất động sản, thị trường trầm lắng, khả năng sản xuất kinh doanh, trả nợ của các doanh nghiệp gặp vấn đề thì các ngân hàng sẽ chịu rủi ro cuối cùng”, Luật sư Trương Thanh Đức cho hay.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nợ xấu khả năng tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm. Nguyên nhân là vì hiện nay ngân hàng vẫn đang giãn nợ cho doanh nghiệp, còn rất nhiều khoản nợ chưa cho chuyển nhóm nợ. Khi các nhóm nợ này chuyển về đúng trạng thái, tỷ lệ nợ xấu trên hệ thống sẽ tăng cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng TMCP Việt Á nợ xấu sau một năm tăng gần gấp 2 lần
Ngân hàng TMCP Việt Á nợ xấu sau một năm tăng gần gấp 2 lần

VOV.VN - Hàng loạt sai phạm tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) như cho vay khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, phân loại nợ chưa đúng quy định, nợ xấu gia tăng... đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Ngân hàng TMCP Việt Á nợ xấu sau một năm tăng gần gấp 2 lần

Ngân hàng TMCP Việt Á nợ xấu sau một năm tăng gần gấp 2 lần

VOV.VN - Hàng loạt sai phạm tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) như cho vay khi chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, phân loại nợ chưa đúng quy định, nợ xấu gia tăng... đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra.

Sacombank bị kiến nghị xử lý trách nhiệm trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu
Sacombank bị kiến nghị xử lý trách nhiệm trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu

VOV.VN - Theo Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có thiếu sót và vi phạm ở các bước của quy trình cấp tín dụng; một số khách hàng chậm trả gốc, lãi, phương án cơ cấu nợ không khả thi và chưa chuyển nhóm nợ đúng thời điểm quy định.

Sacombank bị kiến nghị xử lý trách nhiệm trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu

Sacombank bị kiến nghị xử lý trách nhiệm trong việc cấp tín dụng và xử lý nợ xấu

VOV.VN - Theo Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) có thiếu sót và vi phạm ở các bước của quy trình cấp tín dụng; một số khách hàng chậm trả gốc, lãi, phương án cơ cấu nợ không khả thi và chưa chuyển nhóm nợ đúng thời điểm quy định.

Luật hóa Nghị quyết xử lý nợ xấu cần kỹ lưỡng, thận trọng
Luật hóa Nghị quyết xử lý nợ xấu cần kỹ lưỡng, thận trọng

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.

Luật hóa Nghị quyết xử lý nợ xấu cần kỹ lưỡng, thận trọng

Luật hóa Nghị quyết xử lý nợ xấu cần kỹ lưỡng, thận trọng

VOV.VN - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42 cần được đánh giá kỹ lưỡng, thận trọng, đặt trong bối cảnh các quy định pháp luật hiện nay đã được hoàn thiện rõ ràng, đầy đủ hơn.