Nợ xấu mới chỉ được "xích lại" và đang trở thành gánh nặng của nền kinh tế

VOV.VN - Các đại biểu đề xuất Chính phủ cần ban hành cơ chế đặc biệt cho VAMC, chấn chỉnh khung pháp lý về dân sự, xử lý tài sản, lãi suất vay và đối tượng cho vay.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, khi báo cáo bổ sung về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, Chính phủ đã nhận định: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã giảm, song chất lượng tín dụng còn nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro. Khả năng xử lý nợ của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn hạn chế.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá, nợ xấu ngân hàng ổn định không có biến động lớn qua các năm. Các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, từ cuối năm 2011 nợ xấu chiếm 3,07%, năm 2012 nợ xấu chiếm 4,08%, năm 2013 nợ xấu chiếm 3,61%, năm 2014 nợ xấu chiếm 3,25%. Ngoài ra, đến ngày 21/12/2014, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt 79,3 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 2% dư nợ) mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Nợ xấu mới chỉ bị "nhốt" lại

Đánh giá về tiến trình xử lý nợ xấu, Đại biểu Huỳnh Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho biết, đến nay nợ xấu trong nền kinh tế đã bị VAMC “bắt nhốt" lại, nhưng đó mới chỉ là nhốt lại, xích lại, nợ xấu hầu như vẫn còn nguyên và đang trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.

“Điều quan ngại là chúng ta chưa xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường. Qua 3 năm thực hiện, VAMC mới chỉ bán được 2-3% nợ xấu. Theo đà này thì bao giờ chúng ta xử lý hết nợ xấu, đến bao giờ thì cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp được giải phóng khỏi nợ xấu để nhanh chóng phá tan được cục máu đông hàng trăm, nghìn tỷ đồng để cứu vãn nền kinh tế hiện nay?”, Đại biểu Huỳnh Nghĩa đặt câu hỏi.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng.
Nhìn nhận một cách tích cực hơn về vấn đề này, Đại biểu Trịnh Ngọc Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh cho rằng, việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực với việc sáp nhập và mua lại thêm 4 ngân hàng. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu. Với những kết quả này, mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3% vào cuối năm 2015 là khả thi.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương cũng nhận định, trên thực tế, theo đánh giá của ngành ngân hàng, từ năm 2012 đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được hơn 70% tổng nợ xấu và đưa tỷ lệ nợ xấu từ mức 17,2% về mức 3,59%. “Đây là kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh không dùng tiền từ ngân sách nhà nước và nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều tổ chức tín dụng đã tiết kiệm tối đa chi phí, chấp nhận hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn, đã tập trung nguồn lực tài chính cho xử lý nợ xấu”, Đại biểu Trịnh Ngọc Phương chỉ rõ.

Cùng với đó, theo Đại biểu Trịnh Ngọc Phương, tính khả thi của VAMC đã góp phần xử lý nhanh một lượng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể như việc phát hành trái phiếu và từng bước xử lý nợ đã mua bằng việc bán nợ, bán tài sản bảo đảm, cơ cấu lại nợ cho khách hàng vay, phối hợp tổ chức tín dụng thu hồi nợ.

Gia tăng sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đẩy nhanh xử lý nợ xấu, phấn đấu đạt mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn dưới 3% vào cuối năm 2015, Đại biểu Lê Thị Yến, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ đề nghị, trong thời gian tới, Chính phủ cần tiếp tục xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém. Một trong những cách hữu hiệu nhất đó là: Nhà nước trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém và trở thành chủ sở hữu duy nhất của ngân hàng.

“Thực hiện điều này sẽ giúp cho nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, hạn chế việc gia tăng các rủi ro của ngân hàng yếu kém sang các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, nhà nước tận dụng được năng lực tài chính, quản trị, điều hành và kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại nhà nước mà không bắt các ngân hàng này phải gánh chịu các tổn thất”, Đại biểu Lê Thị Yến nói.

Bên cạnh đó, theo Đại biểu Lê Thị Yến là cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để vừa xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, vừa hình thành nên các tổ chức tín dụng có quy mô và năng lực cạnh tranh lớn hơn.

Đồng thời, tích cực triển khai các giải pháp kiểm soát và xử lý vấn đề sở hữu chéo, cổ đông sở hữu vượt giới hạn quy định, vi phạm pháp luật về sở hữu vốn của tổ chức tín dụng, đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro kém hiệu quả.

Một giải pháp tích cực khác được Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đưa ra là, Chính phủ cần sớm xây dựng đề án mô hình thị trường mua, bán nợ, tháo gỡ cơ chế đặc biệt cho VAMC để giải quyết nợ xấu. Cùng với đó là việc sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để phát hành trái phiếu của VAMC.

Đồng tình với quan điểm này, Đại biểu Huỳnh Nghĩa khẳng định tư duy trong phương pháp xử lý nợ xấu và phải theo nguyên lý thị trường, “tiền tươi thóc thật”, sòng phẳng và gắn với tình trạng thị trường bất động sản, tránh nguy cơ ảo tưởng có thể giải quyết triệt để và nhanh chóng nợ xấu.

Còn Đại biểu Trịnh Ngọc Phương thì cho rằng, thời gian tới Chính phủ cần chỉ đạo các ngành, các cấp, chung tay lần nữa để triển khai mạnh mẽ và quyết liệt hơn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách, đặc biệt là khung pháp lý về dân sự, xử lý tài sản, lãi suất vay và đối tượng cho vay cần chấn chỉnh lại để đảm bảo thúc đẩy nhanh hơn hiệu quả quá trình xử lý nợ xấu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ xấu ngân hàng tăng trở lại
Nợ xấu ngân hàng tăng trở lại

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng trở lại sau khi giảm khá mạnh từ tháng 7/2014...

Nợ xấu ngân hàng tăng trở lại

Nợ xấu ngân hàng tăng trở lại

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng trở lại sau khi giảm khá mạnh từ tháng 7/2014...

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu
Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

VOV.VN -Bloomberg vừa nhận định ngân hàng Việt Nam đang lấy lại được niềm tin và phục hồi với tốc độ nhanh nhất khu vực châu Á.

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

Ngân hàng Việt Nam đã thoát đáy khủng hoảng nợ xấu

VOV.VN -Bloomberg vừa nhận định ngân hàng Việt Nam đang lấy lại được niềm tin và phục hồi với tốc độ nhanh nhất khu vực châu Á.

Mới xử lý được hơn 311.100 tỷ đồng nợ xấu sau 3 năm
Mới xử lý được hơn 311.100 tỷ đồng nợ xấu sau 3 năm

VOV.VN - Tính từ 2012-2014, ngân hàng mới xử lý được 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Hiện nợ xấu tiếp tục gia tăng.

Mới xử lý được hơn 311.100 tỷ đồng nợ xấu sau 3 năm

Mới xử lý được hơn 311.100 tỷ đồng nợ xấu sau 3 năm

VOV.VN - Tính từ 2012-2014, ngân hàng mới xử lý được 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Hiện nợ xấu tiếp tục gia tăng.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9
Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Các ngân hàng phải bán hết nợ xấu trước 30/9

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại bán nợ xấu đảm bảo mục tiêu đến cuối năm 2015 tỷ lệ nợ xấu giảm dưới 3%.

VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu
VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu

VOV.VN -VAMC được phát hành trái phiếu theo 4 phương thức: 1- Đấu thầu phát hành; 2- Bảo lãnh phát hành; 3- Đại lý phát hành; 4- Bán trực tiếp.

VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu

VAMC được phát hành trái phiếu để mua nợ xấu

VOV.VN -VAMC được phát hành trái phiếu theo 4 phương thức: 1- Đấu thầu phát hành; 2- Bảo lãnh phát hành; 3- Đại lý phát hành; 4- Bán trực tiếp.

Nợ xấu mới bị “xích” lại, chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường
Nợ xấu mới bị “xích” lại, chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, hiện tại, cách xử lý nợ xấu của Việt Nam chưa đủ tin cậy vì chưa rõ căn cốt thị trường là gì.

Nợ xấu mới bị “xích” lại, chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường

Nợ xấu mới bị “xích” lại, chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, hiện tại, cách xử lý nợ xấu của Việt Nam chưa đủ tin cậy vì chưa rõ căn cốt thị trường là gì.

Kiểm soát lạm phát khoảng 5%, giảm nợ xấu xuống còn 3%
Kiểm soát lạm phát khoảng 5%, giảm nợ xấu xuống còn 3%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục quyết tâm đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.

Kiểm soát lạm phát khoảng 5%, giảm nợ xấu xuống còn 3%

Kiểm soát lạm phát khoảng 5%, giảm nợ xấu xuống còn 3%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục quyết tâm đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.