Nợ xấu tới trên 40% tại một số ngân hàng thương mại

(VOV) -Các ngân hàng này chuẩn bị sẵn hàng chồng hồ sơ để đối phó với thanh tra nhưng thực tế họ lại không làm đúng như đã báo cáo.

Ông Lê Xuân Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết: Khảo sát lại quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp (DN) trong hầu hết ngân hàng thương mại (NHTM) đều được thực hiện khá tốt. Nhưng với các NH vừa chuyển từ nông thôn lên thì cực kỳ có vấn đề, còn rất sơ khai. Họ photo cả đống giấy tờ, hồ sơ để sẵn trên bàn đối phó với thanh tra, còn thực tế họ không làm như vậy. “Dù có cố gắng đến mấy mà không xử lý được các NH này, đưa vào chuẩn mực thì nợ xấu sẽ phát sinh”. Cũng theo ông Nghĩa, phần lớn nợ xấu tập trung vào 4-6 NHTM. Các NHTM nợ xấu lớn lại không trích lập đủ dự phòng rủi ro, trong khi lại không thể điều dự phòng rủi ro từ ngân hàng thừa sang ngân hàng thiếu được.

“Có những ngân hàng nợ xấu 40% nhưng không ai biết gì, chưa ai cảnh báo cho họ bởi họ chưa hề có tai tiếng gì trên thương trường. Nếu nợ xấu lớn như vậy thì mọi tính toán của chúng ta đều trở nên vô nghĩa” – ông Nghĩa cảnh báo.

Trong tình hình thanh khoản bị đe dọa, các ngân hàng nhỏ không thể thu hút được vốn trên liên ngân hàng phải “xông ra” thị trường dân cư. Chính vì vậy, giải pháp được ông Nghĩa đưa ra là phải xử lý các ngân hàng này trước. Gom các ngân hàng nhỏ và yếu kém vào và quốc hữu hóa, nếu không sẽ rất khó xử lý nợ xấu. “Nếu chúng ta cứ “kéo rê” tình trạng này thì sẽ rất khó xử lý và làm việc gì cũng bị vướng”, ông Nghĩa nói.

Các NH nhỏ đang huy động vốn bằng mọi giá?

Chia sẻ quan điểm này của TS Nghĩa, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng biên tập Tạp chí Ngân hàng nhấn mạnh đến thách thức trong quản trị NH. “Chúng ta nói hiện nay có quá nhiều NHTM, nhưng so qui mô dân số thì không nhiều, mà là quá nhiều so với năng lực quản lý của ta. Hệ thống kiểm soát nội bộ không được tổ chức có hệ thống, nhất là lại xảy ra chuyện cấu kết nội bộ nữa thì tất cả đều bị vô hiệu hóa”.

Bà Hương cũng bày tỏ kỳ vọng vào kiến nghị gom các NH yếu kém và quốc hữu hóa và cần quyết liệt làm. “Nếu thực hiện được thì rất hiệu quả với thị trường và thuận lợi cho điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)”.

Về tiến trình xử lý ngân hàng yếu kém, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá Ngân hàng Nhà nước đang xử lý chậm trễ hơn dự kiến. Ông Ánh lo ngại ngành ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng "đi trước về sau". Bởi lẽ: "Trong khi Đề án tái cơ cấu đầu tư công và Đề án tái cơ cấu Doanh nghiệp Nhà nước còn chưa rõ ràng thì Đề án tái cơ cấu ngân hàng được thông qua đầu tiên. Ngân hàng Nhà nước thậm chí còn thực hiện trước cả khi đề án tái cơ cấu được thông qua khi xử lý, cho hợp nhất 3 ngân hàng đầu tiên từ năm 2011. Trong khi đó, cả năm 2012 mới chỉ một trường hợp xử lý xong là Habubank".

Thêm nữa, theo ông Ánh, năm 2012, NHNN đặt ra mục tiêu phân nhóm NH và giao chỉ tiêu tín dụng. Chính sách đó không đem lại hiệu quả. Nhiều NH không đạt chỉ tiêu, NH nhóm thấp chưa giải quyết được việc tái cơ cấu. Do đó, “trong năm 2013, NHNN nên bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tổng tín dụng và không cần phân nhóm NH. Hãy để cho NH tự đề ra mục tiêu kinh doanh theo điều kiện thực của họ. Còn cơ quan quản lý, hãy quan tâm đặc biệt hơn đến việc điều hành lãi suất” – ông Ánh nhấn mạnh.

Lãi suất nên theo thị trường

Về cách điều hành lãi suất theo lạm phát kỳ vọng, ông Phạm Xuân Hòe – Phó Vụ trưởng chính sách tiền tệ (NHNN)  cho rằng, với cách điều hành này, cứ khi mặt bằng giá chung có thay đổi thì lập tức mọi hướng điều hành chính sách phải nhìn vào cửa này. Chính vì vậy, theo ông Hòe, yếu tố lạm phát kỳ vọng cần có định hướng dư luận rõ ràng để mức độ tác động thấp đi khi đó hệ thống chính sách vĩ mô của các nhà làm chính sách cũng bớt giảm bớt áp lực hơn.

Ngoài ra, do đặc thù kinh tế Việt Nam, kênh tín dụng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất – kinh doanh nên áp lực dồn lên hệ thống NH. Hiện nay, các NH tăng trưởng thấp, nhưng với việc tồn kho cao, các DN suy giảm về tài chính, vì thế các điều kiện đáp ứng vay vốn đối với các TCTD không còn đảm bảo đầy đủ nữa. “Có thông tin là 85% tài sản bảo đảm là bảo đảm cho dư nợ của các NHTM. Giá trị bảo đảm là bất động sản sẽ được đánh giá lại. Như vậy “room” tín dụng (giới hạn cho vay) cung cấp cho DN còn được nguyên vẹn như trước hay không? Đấy là vấn đề thách thức cho việc lo vốn và cung ứng vốn cho nền kinh tế trong năm 2013” – ông Hòe nói.

Theo ông Hòe, trong năm 2013, NHNN tiếp tục kiên định trong chính sách điều hành tiền tệ linh hoạt. Trong điều hành chính sách tiền tệ sẽ phối hợp chặt chẽ với tài khóa, căn cơ trong điều hành để các chính sách vĩ mô khác không ảnh hưởng đến CPI và có thể hỗ trợ được cho tăng trưởng. Song song với đó, lộ trình giảm lãi suất đã được nghiên cứu, tính đến nhưng phải căn cứ vào tín hiệu của lạm phát và cũng cần phải tính đến việc đưa lãi suất về với đúng thị trường khi điều kiện đã chín muồi. “Đã đến lúc chúng ta phải xem xét, tính toán lộ trình, bước đi cho việc lãi suất trở về đúng với lãi suất thị trường” – ông Hòe nhấn mạnh.

Chia sẻ câu chuyện áp lực lãi suất, theo ông Ánh, trong bối cảnh nhiều khoản chi phí tác động đến sản xuất đầu vào của DN tăng thì giảm lãi suất là việc NHNN cần phải làm, không nên áp trần lãi suất cho vay. “Biện pháp này trái với quy luật của thị trường tín dụng, lãi suất cho vay là dựa trên hợp đồng thỏa thuận” – ông Ánh nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nợ xấu  - tiến độ giải quyết còn chậm
Nợ xấu - tiến độ giải quyết còn chậm

(VOV) -Việc trì hoãn thêm nữa các cải cách ngân hàng sẽ có thể làm tăng các khoản nợ dự phòng cho chính phủ…

Nợ xấu  - tiến độ giải quyết còn chậm

Nợ xấu - tiến độ giải quyết còn chậm

(VOV) -Việc trì hoãn thêm nữa các cải cách ngân hàng sẽ có thể làm tăng các khoản nợ dự phòng cho chính phủ…

Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất
Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất

(VOV) - NHNN mới chỉ hạ lãi suất huy động, nhưng lại chưa áp trần lãi suất cho vay nên người gửi tiền chịu thiệt thòi nhất.

Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất

Ngân hàng thu lời vì hạ lãi suất

(VOV) - NHNN mới chỉ hạ lãi suất huy động, nhưng lại chưa áp trần lãi suất cho vay nên người gửi tiền chịu thiệt thòi nhất.

Nợ xấu đang cản trở tín dụng đến với doanh nghiệp
Nợ xấu đang cản trở tín dụng đến với doanh nghiệp

(VOV)-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định điều này khi Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (14/11).

Nợ xấu đang cản trở tín dụng đến với doanh nghiệp

Nợ xấu đang cản trở tín dụng đến với doanh nghiệp

(VOV)-Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định điều này khi Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng nay (14/11).

Nên gom các ngân hàng nhỏ yếu kém và quốc hữu hóa
Nên gom các ngân hàng nhỏ yếu kém và quốc hữu hóa

(VOV) -TS Lê Xuân Nghĩa đưa ra quan điểm này khi nói về việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.

Nên gom các ngân hàng nhỏ yếu kém và quốc hữu hóa

Nên gom các ngân hàng nhỏ yếu kém và quốc hữu hóa

(VOV) -TS Lê Xuân Nghĩa đưa ra quan điểm này khi nói về việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại.

Xử lý nợ xấu cần một công ty chuyên trách
Xử lý nợ xấu cần một công ty chuyên trách

(VOV) - Thủ tướng: "Chính phủ sẽ thảo luận về đề án thành lập công ty quản lý và xử lý nợ xấu ngay trong ngày 27/12".

Xử lý nợ xấu cần một công ty chuyên trách

Xử lý nợ xấu cần một công ty chuyên trách

(VOV) - Thủ tướng: "Chính phủ sẽ thảo luận về đề án thành lập công ty quản lý và xử lý nợ xấu ngay trong ngày 27/12".

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế
Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

(VOV)-Theo ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam cần tập trung giải quyết hai nhiệm vụ quan trọng: Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

Tập trung xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế

(VOV)-Theo ông Trương Đình Tuyển, Việt Nam cần tập trung giải quyết hai nhiệm vụ quan trọng: Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc nền kinh tế.

Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu
Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Trong 200.000 tỷ nợ xấu thì 70% có thế chấp từ bất động sản. Vì vậy, phải cơ cấu lại nợ..."

Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu

Sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý nợ xấu

(VOV) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Trong 200.000 tỷ nợ xấu thì 70% có thế chấp từ bất động sản. Vì vậy, phải cơ cấu lại nợ..."