Nỗi lo hàng Việt bị hất cẳng trên sân nhà

Thông tin Metro Việt Nam được chuyển nhượng chỉ lộ ra khi mọi việc gần như hoàn tất. Còn ở thương vụ Big C, nhà đầu tư Việt bị đánh bật vào phút chót...

Chính quy định lỏng lẻo đã khiến hàng loạt hệ thống siêu thị nước ngoài tại VN “sang tay” với nhau, còn doanh nghiệp Việt đành đứng ngoài cuộc chơi.
Sau khi vào tay người Thái, Metro đã tràn ngập hàng Thái. (Ảnh: Đ.N.Thạch)
Sau khi hệ thống bán lẻ Metro Cash & Carry của Đức tại VN chính thức rơi vào tay BJC (Thái Lan) hồi đầu năm nay với giá 879 triệu USD, nhiều người kỳ vọng Saigon Co.op sẽ thắng trong cuộc đua với Central (cũng của Thái Lan) trong thương vụ mua lại Big C (Pháp) ở VN. Không ai mong muốn thêm một hệ thống phân phối quy mô ở VN rơi vào tay doanh nghiệp (DN) Thái Lan, bởi điều đó đồng nghĩa với việc hàng Việt vốn tương đồng với hàng Thái sẽ bị thu hẹp ngay trên sân nhà. 

Thế nhưng, ở vòng đấu cuối cùng, Saigon Co.op đã bị loại ra khỏi cuộc đua vì chưa có giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Phía bán nêu khó khăn vì thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở châu Âu và lo ngại Saigon Co.op không xin được giấy phép để đi đến bước cuối cùng. Ngoài ra, do Big C cần thanh khoản nhanh nên đã sớm chốt thương vụ. Big C đã về tay Central với giá 1,1 tỉ USD...
Lỗ hổng luật
Nếu như Big C đánh bật nhà đầu tư VN vào phút chót, thì thông tin Metro bán lại hệ thống của mình cho nhà đầu tư khác chỉ lộ ra khi mọi chuyện gần như đã hoàn tất. “Đối tác lo ngại và đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh”, ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op phát biểu.
Tại sao nhà đầu tư nước ngoài đến VN lấy đất xây dựng siêu thị trải dài khắp cả nước, hưởng những ưu đãi để phát triển nhưng khi bán đi, phía VN hầu như không hay biết?
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, khẳng định không chỉ riêng Big C, Metro mà rất nhiều công ty nước ngoài bán dự án ở VN nhưng trong nước không biết là kẽ hở của luật pháp, cần phải điều chỉnh. “Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cụ thể là Bộ Công thương. Tôi không hiểu tại sao Bộ Công thương không công bố cho cộng đồng biết, không công khai để DN trong nước nắm bắt thông tin khi DN nước ngoài bán công ty ở VN. Việc các công ty bán lẻ VN đứng ngoài cuộc chơi khiến tôi rất bất ngờ”, ông Doanh nhấn mạnh. 

TS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án ở VN cần thiết phải thông báo cho phía VN. Việc DN nước ngoài bán công ty ở VN phải công khai ngay từ đầu không có quy định trong luật và đó là lỗ hổng.
Phải ưu tiên bán cho Doanh nghiệp Việt
Trước thực trạng ngành phân phối VN bị bủa vây bởi các DN nước ngoài, Hiệp hội DN TP.HCM mới đây đã gửi công văn lên Thủ tướng kiến nghị các giải pháp cấp bách để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà bán lẻ trong nước và kiểm tra việc chấp hành pháp luật của DN bán lẻ nước ngoài.
Công văn cho rằng, chính sách bảo hộ của nhà nước đối với các DN bán lẻ trong nước hiện nay khá lỏng lẻo. Điển hình là quy định ENT (xác định nhu cầu kinh tế cần thiết để mở cửa hàng bán lẻ) được áp dụng mỗi nơi mỗi kiểu. Hậu quả cơ sở bán lẻ nước ngoài được phép mở tràn lan. Trong khi đó, một số nước châu Á hiện có chính sách bảo hộ nhà bán lẻ trong nước mạnh mẽ. Chẳng hạn, Malaysia yêu cầu DN nước ngoài phải liên doanh với DN trong nước; đảm bảo 30% hàng hóa được cung cấp từ các DN vừa và nhỏ nội địa… Còn Ấn Độ yêu cầu DN bán lẻ nước ngoài phải lập liên doanh, không chiếm quá 51%, mức đầu tư tối thiểu là 100 triệu USD, đảm bảo 30% hàng hóa được cung cấp từ các DN nhỏ nội địa (DN có vốn đầu tư không quá 1 triệu USD)…
Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, thay mặt cộng đồng DN đề nghị Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát toàn bộ công tác cấp phép để mở điểm bán mới đối với các DN bán lẻ nước ngoài tại VN; thanh tra việc kinh doanh những mặt hàng không được phép bán (hàng nhập khẩu) như gạo, đường, thuốc lá… kiểm tra tỷ lệ hàng VN bày bán ở hệ thống siêu thị nước ngoài. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công thương ngưng cấp phép cho các nhà bán lẻ nước ngoài mở điểm bán mới; đề xuất Bộ KH-ĐT quy định ràng buộc cụ thể đối với nhà bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn khi được giao đất phải cam kết hoạt động ít nhất 2/3 thời gian được giao đất. Trong trường hợp bán lại cần ưu tiên bán cho các nhà bán lẻ VN và phải là DN hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất 3 năm mới được chuyển nhượng.

TS Lê Đăng Doanh ủng hộ chủ trương thanh tra các hệ thống bán lẻ nước ngoài ở VN về việc tuân thủ quy định của họ. “Cần thiết phải có sự tham gia của quản lý nhà nước để thị trường bình đẳng, có quy định ràng buộc anh vào nước chúng tôi đầu tư phải bình đẳng hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Chứ không phải lợi dụng vị trí chủ siêu thị mà kiếm cách gạt hàng hóa VN ra. Tất cả những vấn đề này cần phải xem xét và cơ quan nhà nước vào cuộc ráo riết, xử lý dựa trên những cơ sở phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế”, ông Doanh nói.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế này, cũng cần “nhìn lại bản thân mình”, về mặt này VN quá thụ động. Thực tế, VN chưa làm hết khả năng để tự bảo vệ thị trường, DN của mình với những gì lẽ ra chúng ta cần phải làm./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?
Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - chủ mới của chuỗi siêu thị Metro tại Việt Nam - hiện là 1 trong 3 người giàu nhất Thái Lan 

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan mua lại Metro Việt Nam giàu cỡ nào?

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - chủ mới của chuỗi siêu thị Metro tại Việt Nam - hiện là 1 trong 3 người giàu nhất Thái Lan 

Big C Việt Nam đã về tay tập đoàn bán lẻ Thái Lan
Big C Việt Nam đã về tay tập đoàn bán lẻ Thái Lan

VOV.VN - Tập đoàn Casino của Pháp đã chốt giá bán lại Big C Việt Nam cho hãng bán lẻ Thái Lan Central Group với giá gần 1 tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ USD).

Big C Việt Nam đã về tay tập đoàn bán lẻ Thái Lan

Big C Việt Nam đã về tay tập đoàn bán lẻ Thái Lan

VOV.VN - Tập đoàn Casino của Pháp đã chốt giá bán lại Big C Việt Nam cho hãng bán lẻ Thái Lan Central Group với giá gần 1 tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ USD).

Truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin Central mua lại Big C Việt Nam
Truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin Central mua lại Big C Việt Nam

VOV.VN - Các tờ báo và kênh truyền hình lớn tại Thái Lan đều đưa tin về thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam của Tập đoàn Central.

Truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin Central mua lại Big C Việt Nam

Truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin Central mua lại Big C Việt Nam

VOV.VN - Các tờ báo và kênh truyền hình lớn tại Thái Lan đều đưa tin về thương vụ mua lại chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam của Tập đoàn Central.

Bộ Công Thương vào cuộc điều tra vụ mua bán siêu thị Metro
Bộ Công Thương vào cuộc điều tra vụ mua bán siêu thị Metro

Bộ Công Thương yêu cầu Công ty TNHH Metro Cash&Carry phải giải trình về quy trình và các thủ tục giao dịch mua lại Metro Cash&Carry Việt Nam.

Bộ Công Thương vào cuộc điều tra vụ mua bán siêu thị Metro

Bộ Công Thương vào cuộc điều tra vụ mua bán siêu thị Metro

Bộ Công Thương yêu cầu Công ty TNHH Metro Cash&Carry phải giải trình về quy trình và các thủ tục giao dịch mua lại Metro Cash&Carry Việt Nam.

Big C về tay người Thái, hàng Việt về đâu?
Big C về tay người Thái, hàng Việt về đâu?

Big C về tay người Thái khiến người tiêu dùng Việt được lợi nhưng bản thân nền kinh tế, doanh nghiệp Việt sẽ rất khó khăn và vất vả trong cuộc chơi mới.

Big C về tay người Thái, hàng Việt về đâu?

Big C về tay người Thái, hàng Việt về đâu?

Big C về tay người Thái khiến người tiêu dùng Việt được lợi nhưng bản thân nền kinh tế, doanh nghiệp Việt sẽ rất khó khăn và vất vả trong cuộc chơi mới.