Nông dân Gia Lai lao đao vì giá mía rớt kỷ lục, năng suất thấp

VOV.VN - Vụ mía 2019 nông dân tỉnh Gia Lai tiếp tục gặp khó khăn, khi khô hạn và bệnh hại khiến năng suất sụt giảm, giá mía nguyên liệu lại xuống thấp kỷ lục.

Vụ mía này, gia đình anh Nguyễn Văn Hải ở làng Chí Linh, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai trồng 1,4 ha mía, thu được hơn 100 tấn mía cây. Trừ hết chi phí đầu tư, gia đình thu về chỉ 15 triệu đồng. Lý do là giá mía nguyên liệu năm nay chỉ có 700.000 đồng/tấn 10 trữ đường, thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Anh Hải cho biết, đã vài năm nay lợi nhuận từ cây mía không còn đáng kể, gia đình khó có thể bám trụ với cây trồng này.

“Có lẽ làm nốt vụ này, gia đình tôi chuyển sang trồng lúa. Tiền lãi đó là bỏ công ra chứ không có lãi. So với giá mía bây giờ thì thu nhập từ mía không bằng trồng lúa. Làm mía cả năm chỉ hòa vốn với lỗ vốn. Không gặp rủi ro (hạn hán, bệnh dịch) thì đỡ, nếu có rủi ro thì lỗ nhiều. Có người chặt, cân mấy trăm tấn mía nhưng nhà máy vẫn bắt bù thêm”, anh Hải chia sẻ.

Vùng nguyên liệu mía tại Gia Lai bị khô hạn và bệnh trắng lá nên năng suất sụt giảm nghiêm trọng.

Cùng với giá thấp, vụ này, năng suất mía tại Gia Lai sụt giảm nghiêm trọng do khô hạn trên diện rộng và nhiều diện tích bị bệnh trắng lá.

Ông Phùng Trung Toàn, Chủ tịch UBND xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện cho biết, năng suất mía của xã hiện chỉ đạt trung bình 65 tấn/ha. Cá biệt, một số diện tích chỉ đạt 30 - 40 tấn/ha. Mất mùa, mất giá khiến nông dân trồng mía thiệt đơn, thiệt kép. Không đảm bảo lợi nhuận từ cây mía, tại xã Chư A Thai, nông dân đang dần chuyển đổi từ cây mía sang cây trồng khác. Từ 2017 tới nay, toàn xã có 300 ha mía bị chuyển đổi sang cây sắn.

Theo ông Toàn, xu hướng đó tiếp tục tăng mạnh sau vụ thu hoạch này. Diện tích mía ở xã Chư A Thai đang bị thu hẹp. Lý do là giá mía đường xuống thấp, thứ hai là đất đai của xã không màu mỡ, năng suất mía kém.

"Có nơi chỉ đạt 30 - 40 tấn. Tính ra chỉ được trên 21 triệu đồng, tiền chặt 1 ha đã 20 triệu đồng rồi, lỗ thì vẫn phải chấp nhận. Thời gian tới, diện tích mía chắc chắn tiếp tục bị thu hẹp. Bà con sẽ chuyển đổi sang trồng cây khác, trong đó có cây sắn", ông Toàn nói.

Trong guồng quay của mất mùa, mất giá, hoạt động của 2 nhà máy đường tại Gia Lai đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường vụ ép mía kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, nhưng năm nay, vì thiếu nguyên liệu, nên vụ ép mía kết thúc sớm gần 2 tháng so với kế hoạch.

Cụ thể, tại vùng nguyên liệu các huyện đông nam, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công dự kiến thu 870.000 tấn mía cho vụ ép mía của năm 2019. Tuy nhiên, thực tế đơn vị này chỉ có thể thu về 85% lượng mía nguyên liệu theo kế hoạch đề ra. Tình trạng này xảy ra tượng tự với vùng nguyên liệu phía đông của tỉnh.

Ông Nguyễn Hoàng Phước, Phó Giám đốc Nhà máy đường An Khê cho biết: Năm nay, sản lượng kế hoạch của nhà máy là 1 triệu tấn nhưng khó có thể đạt kế hoạch. Dự kiến toàn vùng có 1,6 triệu tấn mía, sản xuất được 160.000 tấn đường. So với kế hoạch năm ngoái thì giảm khoảng gần 300.000 tấn đường.

Hiện nay, tại Gia Lai có khoảng 40.000 ha mía, chủ yếu tập trung tại các huyện phía đông và đông nam tỉnh. Ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai cho rằng, với thực trạng hiện nay, việc vùng nguyên liệu mía của tỉnh bị co hẹp là hệ quả tất yếu. Tương lai của diện tích còn lại phụ thuộc lớn vào cách liên kết và tổ chức sản xuất của nông dân và doanh nghiệp.

"Đối với diện tích dưới 60 tấn/ha thì nên tính đến chuyện chuyển đổi sang cây trồng khác. Đối với diện tích ở nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, bà con nông dân nên tiếp tục đầu tư, phát triển để nâng cao năng suất, xây dựng cánh đồng lớn. Gắn người dân trồng mía với hợp tác xã, hợp tác xã gắn với nhà máy tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sự đồng đều về chất lượng. Nếu đi theo hướng này sẽ tốt cho dân và phát triển cây mía ổn định", ông Đoàn Ngọc Có cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nông dân Sơn La ủ chua ngọn mía đảm bảo đủ thức ăn cho trâu, bò
Nông dân Sơn La ủ chua ngọn mía đảm bảo đủ thức ăn cho trâu, bò

VOV.VN - Sau khi thu hoạch mía, nông dân Sơn La đã tận dụng ngọn mía đem về ủ chua làm thức ăn quanh năm cho trâu bò, nhất là trong mùa đông giá rét.

Nông dân Sơn La ủ chua ngọn mía đảm bảo đủ thức ăn cho trâu, bò

Nông dân Sơn La ủ chua ngọn mía đảm bảo đủ thức ăn cho trâu, bò

VOV.VN - Sau khi thu hoạch mía, nông dân Sơn La đã tận dụng ngọn mía đem về ủ chua làm thức ăn quanh năm cho trâu bò, nhất là trong mùa đông giá rét.

Người trồng mía ở Trà Vinh tiếp tục bị lỗ nặng
Người trồng mía ở Trà Vinh tiếp tục bị lỗ nặng

VOV.VN - Mới vào đầu vụ thu hoạch, người trồng mía ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục lỗ nặng, từ 30 - 40 triệu đồng/ha.

Người trồng mía ở Trà Vinh tiếp tục bị lỗ nặng

Người trồng mía ở Trà Vinh tiếp tục bị lỗ nặng

VOV.VN - Mới vào đầu vụ thu hoạch, người trồng mía ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục lỗ nặng, từ 30 - 40 triệu đồng/ha.

Giá mía Sóc Trăng xuống thấp, nông dân điêu đứng
Giá mía Sóc Trăng xuống thấp, nông dân điêu đứng

VOV.VN - Với giá mía xuống thấp như hiện nay, hơn 5.000 ha mía đang vào vụ thu hoạch ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.

Giá mía Sóc Trăng xuống thấp, nông dân điêu đứng

Giá mía Sóc Trăng xuống thấp, nông dân điêu đứng

VOV.VN - Với giá mía xuống thấp như hiện nay, hơn 5.000 ha mía đang vào vụ thu hoạch ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng đang phải đối mặt với nguy cơ lỗ nặng.

Sau vụ "mía đắng", nguy cơ nông dân ở Phú Yên sẽ bỏ trồng mía
Sau vụ "mía đắng", nguy cơ nông dân ở Phú Yên sẽ bỏ trồng mía

VOV.VN - Vụ mía đường vừa qua, giá thu mua mía xuống thấp, người dân Phú Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu vốn tái đầu tư vùng nguyên liệu mía. 

Sau vụ "mía đắng", nguy cơ nông dân ở Phú Yên sẽ bỏ trồng mía

Sau vụ "mía đắng", nguy cơ nông dân ở Phú Yên sẽ bỏ trồng mía

VOV.VN - Vụ mía đường vừa qua, giá thu mua mía xuống thấp, người dân Phú Yên phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu vốn tái đầu tư vùng nguyên liệu mía. 

Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì giá mía rớt thê thảm
Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì giá mía rớt thê thảm

VOV.VN - Chưa có năm nào giá mía tại Quảng Ngãi rớt thê thảm như năm nay. Giá mía giảm lại không có ai mua nên nhiều nông dân phải kêu thương lái đến cho.

Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì giá mía rớt thê thảm

Nông dân Quảng Ngãi khóc ròng vì giá mía rớt thê thảm

VOV.VN - Chưa có năm nào giá mía tại Quảng Ngãi rớt thê thảm như năm nay. Giá mía giảm lại không có ai mua nên nhiều nông dân phải kêu thương lái đến cho.

Đắk Lắk: Điều tra nguyên nhân cháy hơn 100 ha mía
Đắk Lắk: Điều tra nguyên nhân cháy hơn 100 ha mía

VOV.VN - Lực lượng nghiệp vụ công an huyện đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy hơn 100 ha mía ở huyện Ea Súp, Đắk Lắk.

Đắk Lắk: Điều tra nguyên nhân cháy hơn 100 ha mía

Đắk Lắk: Điều tra nguyên nhân cháy hơn 100 ha mía

VOV.VN - Lực lượng nghiệp vụ công an huyện đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy hơn 100 ha mía ở huyện Ea Súp, Đắk Lắk.

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk
Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Tại vùng trồng mía ở huyện Ea Kar và Mdrak, tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2018-2019 này đang cho thấy tín hiệu khả quan đem lại lợi nhuận cho nông dân.

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

Những tín hiệu vui từ vùng nguyên liệu mía đường ở Đắk Lắk

VOV.VN - Tại vùng trồng mía ở huyện Ea Kar và Mdrak, tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2018-2019 này đang cho thấy tín hiệu khả quan đem lại lợi nhuận cho nông dân.