Nông dân Sơn La thu cả tỷ đồng/ha mỗi năm nhờ trồng Na Hoàng hậu

VOV.VN - Nhờ trồng Na Hoàng hậu ghép mà nông dân Sơn La thu được cả tỷ đồng/ha mỗi năm.

Năm 2019, Chương trình phát triển cây ăn quả của tỉnh Sơn La tiếp tục có bước nhảy vọt. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trong nước, sản phẩm quả của Sơn La còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Autralia, các nước EU, Campuchia… Giá trị hàng hoa quả tham gia xuất khẩu đạt gần 20 triệu USD.

Sơn La hiện đã có 70.000ha cây ăn quả, mục tiêu đến hết năm 2020 là 100.000 ha.

Chương trình phát triển cây ăn quả được tỉnh Sơn La triển khai bắt đầu từ năm 2015, từ thực tế nhiều cây trồng trên đất dốc kém về năng suất, sản lượng.

Qua 4 năm thực hiện trồng cây ăn quả thay thế, toàn tỉnh đã trồng mới gần 47.000 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh đến nay là 70.000 ha. Việc trồng cây ăn quả đã góp phần tăng độ che phủ rừng, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững, tăng hiệu quả sản xuất, nhất là đối với các đồi trước đây trồng sắn, lúa nương…

Nhiều diện tích cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao, như Chanh leo tím và bơ ghép đạt 600 triệu/ha/năm, xoài ghép 500 triệu, Na Hoàng hậu ghép tới 1 tỷ đồng/ha/năm…

Đặc biệt, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trong nước, sản phẩm quả của Sơn La còn tham gia xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới, với lượng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, như năm 2018 là 17.500 tấn quả; năm 2019 gần 21.000 tấn quả, giá trị hàng hóa xuất khẩu gần 20 triệu USD. Các sản phẩm quả xuất khẩu của Sơn La bao gồm: Xoài, Nhãn, Chuối, Mận hậu, Chanh leo, Thanh long ruột đỏ…

Nhờ trồng Na Hoàng hậu, nhiều gia đình ở Sơn La đã có thu nhập 1 tỷ đồng/ha/năm.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân Sơn La xác định tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển vùng nguyên liệu bền vững, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo ông Khánh, tỉnh Sơn La rút ra được 3 bài học cơ bản trong chủ trương phát triển cây ăn quả gắn với sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu thời gian qua. Thứ nhất là lựa chọn hướng đi, cách làm đúng, với sự tư vấn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương.

"Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng là điểm nhấn. Cuối cùng, sự đồng bộ rất cao giữa các cấp các ngành của địa phương, giữa địa phương với trung ương; các Bộ ngành của Trung ương, đặc biệt là Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT đã tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ Sơn La thực hiện tốt chương trình", ông Khánh nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ thương hiệu
Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ thương hiệu

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đang tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ cho 2 sản phẩm nhãn và xoài Sơn La sang thị trường Trung Quốc.

Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ thương hiệu

Sơn La đã có 18 sản phẩm nông sản được bảo hộ thương hiệu

VOV.VN - Tỉnh Sơn La đang tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ cho 2 sản phẩm nhãn và xoài Sơn La sang thị trường Trung Quốc.

Nhiều nông dân Sơn La trắng tay vì sương muối
Nhiều nông dân Sơn La trắng tay vì sương muối

VOV.VN - Sương muối đã khiến cho một nửa diện tích tích trồng cà phê tại Sơn La thiệt hại nặng nề, nhiều hộ dân rơi vào tình trạng lo lắng vì thu nhập giảm sút.

Nhiều nông dân Sơn La trắng tay vì sương muối

Nhiều nông dân Sơn La trắng tay vì sương muối

VOV.VN - Sương muối đã khiến cho một nửa diện tích tích trồng cà phê tại Sơn La thiệt hại nặng nề, nhiều hộ dân rơi vào tình trạng lo lắng vì thu nhập giảm sút.

Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019
Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019

VOV.VN - Dự kiến, xuất khẩu hải sản của Việt Nam cả năm 2019 tăng khoảng 10% so với năm 2018.

Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019

Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019

VOV.VN - Dự kiến, xuất khẩu hải sản của Việt Nam cả năm 2019 tăng khoảng 10% so với năm 2018.