Nông dân Trà Vinh lao đao vì chuột tấn công lúa đông xuân

VOV.VN - Nếu như mọi năm, lúa đông xuân (vụ lúa quan trọng nhất trong năm) thường bị dịch bệnh gây hại, thì năm nay, tại Trà Vinh, nông dân lại lao đao vì nạn chuột cắn phá, hàng ngàn hecta lúa có nguy cơ bị giảm năng suất.

Theo bà con nông dân Trà Vinh, đây là vụ lúa đông xuân bị chuột tấn công nghiêm trọng nhất khoảng chục năm trở lại đây. Nguyên nhân chuột xuất hiện nhiều được cho là các thiên địch diệt chuột trong thiên nhiên như chim cú, rắn… giảm mạnh, trong khi các bờ thửa, bờ ao đều được nông dân tận dụng trồng cỏ, là nơi trú ẩn, sinh sản lý tưởng cho loài chuột.

Ông Nguyễn Văn Dạnh ở xã Hiếu Tử, huyện Tiểu Cần – người có 1,2 ha đông xuân đang bị chuột tấn công cho biết, vụ đông xuân năm nay thời tiết thuận lợi, sâu bệnh ít xuất hiện, trong khi mật độ chuột lại tăng cao bất thường. Đặc biệt, năm nay, việc diệt chuột bằng cách đánh bả không còn hiệu quả, chỉ còn cách diệt thủ công như đặt bẫy, đào hang hay làm hàng rào nilon bao quanh ruộng để hạn chế thiệt hại.

“Từ tết tới giờ, dịch bệnh hầu như không có, nhưng đáng ngại nhất là chuột thôi, lúa trổ lên nó cắn bông nào là hư bông đấy. Mấy năm trước, ví dụ như mười phần thì chuột phá chừng 1 phần, nhưng năm nay tới 3-4 phần. Có lẽ nông dân mình nuôi bò, rồi trên bờ trồng nhiều cỏ, không diệt chuột được, nên giờ chuột quá nhiều”, ông Nguyễn Văn Dạnh than thở.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, vụ lúa đông xuân này nông dân trong tỉnh xuống được trên 60.000 ha và lúa bị chuột tấn mạnh 2 đợt. Đợt đầu vào thời điểm lúa được từ 15-25 ngày tuổi và đợt sau lúc lúa trong giai đoạn đồng trổ. Chuột gây hại tùy mức độ và tùy khu vực, nhưng phổ biến là bị thiệt hại 5-10%, có nơi từ 30-40%. Ngành chức năng khuyến khích nông dân diệt chuột bằng biện pháp thủ công, thực hiện đồng loạt trên diện rộng, đặc biệt không được sử dụng điện để tiêu diệt chuột. Mấy ngày gần đây, các trà lúa bị chuột cắn phá đang có dấu hiệu giảm so với tuần trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá
Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

VOV.VN - Mặc dù chưa vào chính vụ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân năm 2023 ở vùng ĐBSCL, nhưng thời điểm này người dân vui mừng khi năm nay lúa trúng mùa, được giá. Hiện nay, bình quân mỗi ha người dân lãi từ 30 đến 40 triệu đồng, đây là mức lãi cao so với cùng kỳ và thương lái đến tận ruộng để thu mua lúa cho người dân.

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

Xuất khẩu gạo ổn định, lúa Đông Xuân ở ĐBSCL trúng mùa được giá

VOV.VN - Mặc dù chưa vào chính vụ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân năm 2023 ở vùng ĐBSCL, nhưng thời điểm này người dân vui mừng khi năm nay lúa trúng mùa, được giá. Hiện nay, bình quân mỗi ha người dân lãi từ 30 đến 40 triệu đồng, đây là mức lãi cao so với cùng kỳ và thương lái đến tận ruộng để thu mua lúa cho người dân.

Lúa Đông Xuân ở Hậu Giang trúng mùa, trúng giá
Lúa Đông Xuân ở Hậu Giang trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Năng suất lúa vụ Đông Xuân năm nay cao hơn khoảng 50kg/công, trong khi giá lúa tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Lúa Đông Xuân ở Hậu Giang trúng mùa, trúng giá

Lúa Đông Xuân ở Hậu Giang trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Năng suất lúa vụ Đông Xuân năm nay cao hơn khoảng 50kg/công, trong khi giá lúa tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Hậu Giang: Nông dân không xuống giống vụ lúa đông xuân trễ để né hạn mặn
Hậu Giang: Nông dân không xuống giống vụ lúa đông xuân trễ để né hạn mặn

VOV.VN - Căn cứ vào tình hình thủy văn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đã xây dựng lịch xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.

Hậu Giang: Nông dân không xuống giống vụ lúa đông xuân trễ để né hạn mặn

Hậu Giang: Nông dân không xuống giống vụ lúa đông xuân trễ để né hạn mặn

VOV.VN - Căn cứ vào tình hình thủy văn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đã xây dựng lịch xuống giống vụ lúa Đông Xuân 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.