Nông dân vùng cao làm giàu từ chính mảnh đất quê hương

VOV.VN - Thời gian qua, nhiều hộ gia đình vùng cao ở huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã không ngững nỗ lực để vươn lên thoát nghèo và hướng tới làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Những năm gần đây, nhiều địa phương ở Yên Bái đã có những giải pháp và cách làm sáng tạo, sát dân, bám cơ sở để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống.

Ở huyện nghèo Trạm Tấu đã bám sát các nội dung Nghị quyết của Tỉnh ủy, của HĐND tỉnh, huyện từng bước cụ thể hóa, đồng bộ các chương trình kế hoạch, đề án để tổ chức triển khai thực hiện, phù hợp với điều kiện tập quán, trình độ canh tác của người nông dân vùng cao, từ đó giúp họ không chỉ thoát nghèo mà còn hướng tới làm giàu.

Nhìn anh Giàng A Mua, người Mông ở thôn Khấu Ly, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cắt cỏ, rồi ủ men làm thức ăn cho đàn trâu, bò đang được nuôi nhốt cẩn thận trong chuồng, không ít người sẽ ngạc nhiên. Bởi trước đây người Mông vốn chỉ quen với việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thường xuyên thả rông gia súc.

Anh A Mua là người có tư duy tiến bộ, khi nhận thấy việc chăn nuôi trâu, bò sinh sản và nuôi nhốt có những ưu điểm hơn nhiều so với việc thả rông và chăn nuôi quảng canh, anh đã quyết định chuyển hướng chăn nuôi. Anh Mua cũng có thêm sự hỗ trợ 30 triệu đồng tiền vốn theo tinh thần Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái.

Hiện nay, việc chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt, bán chăn thả này đã mang lại thu nhập tới 200 triệu một đồng mỗi năm cho gia đình anh Mua.

Anh Mua chia sẻ: "Nhà nước hỗ trợ như thế nên gia đình tôi luôn cố gắng vươn lên. Lúc nào trong chuồng cũng có 7 - 10 con trâu bò. 6 tháng vừa rồi thì tính ra mỗi tháng vợ chồng tôi thu nhập được 16 triệu đồng".

Ông Giàng A Chang, Chủ tịch UBND xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu cho biết, bên cạnh những mô hình chăn nuôi như gia đình Giàng A Mua, xã đang tích cực vận động nhân dân tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước.

"Có rất nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi gia súc. Tổng đàn gia súc của xã có hơn 8.000 con, trong đó trâu bò là 3.000 con" - ông Chang cho biết.

Là huyện vùng cao còn nghèo với gần 80% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, thời gian qua, Trạm Tấu đã có nhiều cách làm sáng tạo, sát dân, bám cơ sở để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào cuộc sống.

Theo đó, ngay sau khi các Nghị quyết được ban hành, các đảng bộ trực thuộc Huyện ủy đã chủ động cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch hết sức cụ thể.

Ông Lò Văn Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Bản Mù cho biết, lãnh đạo xã nắm chắc địa bàn, điều kiện của từng hộ để có những giải pháp hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp, tỉ mỉ nhất để đồng bào có thể thực hiện được.

Với mục tiêu cao nhất là nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Trạm Tấu đã và đang tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Đến nay, huyện có 8 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; có 1 doanh nghiệp chế biến chè, trên 10 hợp tác xã dịch vụ kinh doanh và 90 tổ hợp tác liên kết sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời xây dựng thành công dự án liên kết sản xuất cây khoai sọ, 42 cơ sở chăn nuôi theo hướng hàng hóa đặc sản hữu cơ.

Ông Giàng A Thào, Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu cho biết, qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, huyện Trạm Tấu đã vận dụng sáng tạo, hiệu quả, chuyển hóa thành những hành động cụ thể để giúp người dân làm giàu ngay trên quê hương của mình.

"Chúng tôi sẽ cố gắng, tiếp tục đi sâu, đi sát cơ sở và cụ thể, rõ hơn, phân công nhiệm vụ cho từng người, lĩnh vực, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của tỉnh", ông Thào nói.

Đồng bào vùng cao Trạm Tấu hiện không chỉ biết làm giàu cho gia đình mà còn biết liên kết trong sản xuất, hỗ trợ nhau trong làm ăn để xây dựng những bản làng no ấm, hạnh phúc trên vùng cao Tây Bắc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người cựu chiến binh thương tật nặng, vượt khó vươn lên làm giàu
Người cựu chiến binh thương tật nặng, vượt khó vươn lên làm giàu

VOV.VN - Đó là tấm gương sản xuất giỏi của ông Nguyễn Văn Sơn, một cựu chiến binh ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất đáng trân trọng.

Người cựu chiến binh thương tật nặng, vượt khó vươn lên làm giàu

Người cựu chiến binh thương tật nặng, vượt khó vươn lên làm giàu

VOV.VN - Đó là tấm gương sản xuất giỏi của ông Nguyễn Văn Sơn, một cựu chiến binh ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất đáng trân trọng.

Bỏ ngô, trồng mận chín sớm, chín muộn - Nông dân Phiêng Khoài làm giàu
Bỏ ngô, trồng mận chín sớm, chín muộn - Nông dân Phiêng Khoài làm giàu

VOV.VN - Từ chỗ cơ bản chỉ làm cỏ cho cây thì nay cây mận đã được nông dân Sơn La chăm sóc một cách bài bản, khoa học để cho thu nhập cao. Điều này đã cho thấy sự chuyển mình trong tư duy làm nông nghiệp của nông dân Sơn La.

Bỏ ngô, trồng mận chín sớm, chín muộn - Nông dân Phiêng Khoài làm giàu

Bỏ ngô, trồng mận chín sớm, chín muộn - Nông dân Phiêng Khoài làm giàu

VOV.VN - Từ chỗ cơ bản chỉ làm cỏ cho cây thì nay cây mận đã được nông dân Sơn La chăm sóc một cách bài bản, khoa học để cho thu nhập cao. Điều này đã cho thấy sự chuyển mình trong tư duy làm nông nghiệp của nông dân Sơn La.

“Vị đắng cây làm giàu”
“Vị đắng cây làm giàu”

VOV.VN - Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

“Vị đắng cây làm giàu”

“Vị đắng cây làm giàu”

VOV.VN - Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Làm giàu từ quả ớt Ariêu “tí hon”
Làm giàu từ quả ớt Ariêu “tí hon”

VOV.VN - Sản phẩm ớt Ariêu ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến vì có mùi vị rất riêng của núi rừng. Cây ớt Ariêu trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Đông Giang cải thiện đời sống, nhiều hộ thoát nghèo.

Làm giàu từ quả ớt Ariêu “tí hon”

Làm giàu từ quả ớt Ariêu “tí hon”

VOV.VN - Sản phẩm ớt Ariêu ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến vì có mùi vị rất riêng của núi rừng. Cây ớt Ariêu trở thành cây trồng chủ lực, giúp đồng bào Cơ Tu ở huyện miền núi Đông Giang cải thiện đời sống, nhiều hộ thoát nghèo.