Nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả: Bộ trưởng Cao Đức Phát nói gì?

VOV.VN - Bộ trưởng nhận khuyến điểm trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường.

Tại phiên thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014, nhiều Đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng đất cũng như hoạt động của các nông lâm trường quốc doanh (NLTQD).

Theo đó, các đại biểu cho rằng, nhiều diện tích đất đã được giao cho NLTQD nhưng sử dụng không hiệu quả, lãng phí rất lớn về nguồn lực đất đai. Trong khi đất đai là nguồn tài nguyên đang có chủ trương của Đảng và Nhà nước cần được sử dụng hợp lý, thì công tác quản lý đất đai tại các NLTQD còn lỏng lẻo.

Tại phần giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết, NLTQD đã có một quá trình lịch sử 60 năm. Trong một tổng thể, nhiều NLTQD đã có những đóng góp hết sức quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đề ra nhiều phương hướng trong thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, chính nhờ các NLTQD nước ta mới có điều kiện hình thành nên các nông, lâm trường cao su, cà phê, các NLTQD là nòng cốt để phát triển, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu mua và chế biến nông lâm sản, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, ở miền Bắc có thể hướng sự chú ý đến quá trình phát triển của ngành chè, ở miền Nam là việc phát triển các lâm, nông trường cà phê, cao su… nhiều nông trường là nòng cốt để bảo vệ những vùng rừng, là nòng cốt để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là đảm bảo về an ninh – quốc phòng ở nhiều vùng nông thôn, miền núi.

Mặc dù thừa nhận là trong tình hình hiện nay, nhiều NLTQD hoạt động kém hiệu quả, thậm chí có vi phạm, nhất là một số những nông lâm trường ở Tây Nguyên, tuy nhiên, Bộ trưởng Cao Đức Phát vẫn khẳng định, với những băn khoăn của một số đại biểu cho rằng, đồng bào dân tộc thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất có vẻ như vì các NLTQD thì điều này cần phải được minh xét lại.

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định, trách nhiệm của Bộ NN&PTNT là phối hợp và tham mưu cho Đảng, Chính phủ ban hành những chủ trương, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn. Tuy nhiên, khuyến điểm chính của Bộ NN&PTNT là việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng kém hiệu quả.

“Mặc dù đã cố gắng thực hiện nhưng nhiều khi không đạt được kết quả như mong đợi. Bộ NN&PTNT mới chỉ tập trung vào một số nông, lâm trường trực tiếp chịu sự quản lý của Bộ NN&PTNT, bao gồm 67 nông, lâm trường thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su, Tổng công ty cà phê, Tổng công ty lâm nghiệp. Trong khi đó, việc Bộ NN&PTNT phối hợp với các địa phương để kiểm tra, giám sát các nông lâm trường thuộc diện quản lý của các địa phương, các đơn vị khác là còn thiếu”, Bộ trưởng Cao Đức Phát thẳng thắn nhìn nhận.

Đặc biệt trong quá trình thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các NLTQD, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ NN&PTNT tiến hành xử lý những tồn tại vẫn còn chậm và không dứt điểm với nhiều trường hợp do nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, tiêu biểu như với một số nông, lâm trường cà phê, mặc dù đã có kết luận nhưng tại các đơn vị cơ sở vẫn chưa đồng ý, đòi hỏi phải kiểm tra lại nhiều lần.

Cho rằng việc đổi mới, sắp xếp lại các NLTQD sẽ khai thác một nguồn lực to lớn để nước ta tiếp tục phát triển nông nghiệp, nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định nhiều phương hướng, giải pháp theo đề xuất, trên cơ sở góp ý của các Bộ, ngành và các địa phương, đặc biệt là Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 30 với những chủ trương rất mạnh mẽ.

“Nếu thực hiện tốt theo Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị sẽ chấn chỉnh lại tình hình rất nhiều. Vì thế, Bộ NN&PTNT cũng đang cùng với các Bộ, ngành và các địa phương phối hợp quyết liệt để triển khai Nghị quyết này”, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT cũng đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định 118. Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành 4 thông tư, cùng 6 thông tư của các Bộ, ngành khác và xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 135 về chế độ khoán ở các NLTQD.

Hiện tại, Bộ NN-PTNT cũng hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng các phương án sắp xếp lại NLTQD, tới nay đã có 34 địa phương, đơn vị trong tổng số 41 địa phương đơn vị đã có phương án thẩm định gửi Bộ NN&PTNT trình lên Thủ tướng và một số phương án đã được Thủ tướng phê duyệt.

“Trên cơ sở thẩm định 205 NLTQD, các địa phương và các Bộ đã thống nhất sẽ để lại 4 doanh nghiệp là các công ty 100% vốn sản xuất, 57 đơn vị là công ty 100% vốn nhà nước, sản xuất và làm dịch vụ, cổ phần hóa 84 công ty và thành lập 26 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp 4 doanh nghiệp và giải thể 28 NLTQD. Trên tổng số 1.974.000 ha của 205 NLTQD sẽ bàn giao về cho các địa phương 325.776 ha diện tích đất”, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết định hướng trong thời gian tới.

Nhất trí và trân trọng tiếp thu ý kiến của các đại biểu, nhất là những gì liên quan đến trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định tiếp thu các ý kiến để tiếp tục phối hợp, hoàn thiện cơ chế chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nghị định của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh thời gian tới./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"
"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh cho biết, qua giám sát đất nông, lâm trường cho thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản khá nghiêm trọng.

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

"Đi giám sát đất nông-lâm trường, chúng tôi về cứ buồn mãi"

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh cho biết, qua giám sát đất nông, lâm trường cho thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản khá nghiêm trọng.

Bất cập quản lý, các nông lâm trường quốc doanh kém hiệu quả
Bất cập quản lý, các nông lâm trường quốc doanh kém hiệu quả

VOV.VN -Tình trạng này diễn ra tại Gia Lai, khiến nông lâm trường làm ăn không hiệu quả, tranh chấp đất đai, phá rừng diễn ra phổ biến.

Bất cập quản lý, các nông lâm trường quốc doanh kém hiệu quả

Bất cập quản lý, các nông lâm trường quốc doanh kém hiệu quả

VOV.VN -Tình trạng này diễn ra tại Gia Lai, khiến nông lâm trường làm ăn không hiệu quả, tranh chấp đất đai, phá rừng diễn ra phổ biến.

“Nông lâm trường làm gì để nộp ngân sách chỉ đáng vài chiếc kẹo?”
“Nông lâm trường làm gì để nộp ngân sách chỉ đáng vài chiếc kẹo?”

VOV.VN - Trong 10 năm qua, các nông lâm trường chỉ nộp ngân sách bình quân 90.000 đồng/ha/năm, tương đương với số tiền đủ mua vài chiếc kẹo.

“Nông lâm trường làm gì để nộp ngân sách chỉ đáng vài chiếc kẹo?”

“Nông lâm trường làm gì để nộp ngân sách chỉ đáng vài chiếc kẹo?”

VOV.VN - Trong 10 năm qua, các nông lâm trường chỉ nộp ngân sách bình quân 90.000 đồng/ha/năm, tương đương với số tiền đủ mua vài chiếc kẹo.

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy
Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: “Chúng tôi thật sự nghi ngờ con số đóng góp của các nông trường. Tại sao lại ít thế này?".

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: “Chúng tôi thật sự nghi ngờ con số đóng góp của các nông trường. Tại sao lại ít thế này?".