Nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều kiện "bình thường mới"

VOV.VN - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế, đóng góp gần 15% GDP của quốc gia, duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,68% trong năm 2020.

Với chủ đề “Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch, trách nhiệm, bền vững”, sáng nay (15/6), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và bà Rana Flowers - Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trưởng đại diện lâm thời Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại quốc gia lần thứ nhất theo hình thức trực tuyến với đại diện các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp, hiệp hội và các đối tác quốc tế.

Tại hội thảo, các đại biểu nhận định, ứng phó trước các rủi ro về thị trường, thiên tai, dịch bệnh chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm còn thiếu bền vững. Sự vận hành của hệ thống lương thực thực phẩm còn chú trọng nhiều đến mục tiêu kinh tế mà chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề môi trường.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, nông nghiệp Việt Nam vẫn phát huy vai trò trụ cột nền kinh tế, đóng góp gần 15% GDP của quốc gia, duy trì tăng trưởng dương ở mức 2,68% trong năm 2020. Bên cạnh đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu dân, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm qua đạt trên 41,5 tỷ USD, tăng 3,3% so với năm 2019. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt gần 23 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh khẳng định, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cao nhất thực hiện “mục tiêu kép”, vừa quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Ngành nông nghiệp càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều kiện “bình thường mới” cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Việt Nam đánh giá cao lời kêu gọi của Tổng Thư ký Liên hợp quốc tổ chức hội nghị cấp cao về Hệ thống lương thực thực phẩm năm 2021 sẽ giúp định hướng cho hệ thống lương thực, thực phẩm của toàn cầu và chung tay hành động để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 của Liên hợp quốc.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nêu rõ: "Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ làm tốt hơn, hiệu quả hơn các chương trình hành động đã ban hành của từng ngành, từng lĩnh vực trong công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng ở các vùng nông thôn, nhất là những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng dân tộc thiểu số và nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đối tượng phụ nữ và trẻ em.

Bên cạnh đó, sáng kiến cũng hỗ trợ thúc đẩy Hệ thống lương thực thực phẩm thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng không chỉ cho gần 100 triệu người Việt Nam, mà còn trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững cho toàn cầu".

Với nỗ lực của Việt Nam trong đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Trưởng đại diện lâm thời Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc tại Việt Nam bà Rana Flowers đánh giá cao Việt Nam tham gia hội nghị cấp cao của Liên hiệp quốc về Hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu và tổ chức các cuộc đối thoại quốc gia. 

Khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 khiến hàng triệu người trên thế giới phải trực tiếp gánh chịu hậu quả. Trong đó đáng lưu ý là đối với nhiều người đã gặp khó khăn trước khi khủng hoảng diễn ra những đứt gãy trong hệ thống lương thực thực phẩm càng khiến họ mất đi việc làm đối diện với đói nghèo và suy dinh dưỡng.

Bà Rana Flowers nhấn mạnh: "Tham gia Hội nghị cấp cao của Liên hiệp quốc về Hệ thống lương thực thực phẩm 2021 toàn cầu và tổ chức các cuộc đối thoại quốc gia chính là cơ hội để Việt Nam – với vai trò là một nước thành viên của Liên hợp quốc xác định tầm nhìn, chiến lược, lỗ hổng và giải pháp để chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Nâng cao nhận thức và cam kết hành động tập thể của các bên liên quan. Đóng góp ý kiến và sáng kiến để xác định phương án, hành động và tiến độ có thể đo lường được nhằm chuyển đổi các hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu; chia sẻ cam kết hành động và thúc đẩy các giải pháp quan trọng và có sức ảnh hưởng thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan".

Hưởng ứng hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam sẽ tổ chức các cuộc đối thoại cấp quốc gia và khu vực nhằm định hướng hành động, xây dựng lộ trình để phát triển hệ thống lương thực thực phẩm của các quốc gia theo hướng bền vững trong bối cảnh “bình thường mới”.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ sẽ tổ chức 2 cuộc đối thoại quốc gia và 3 đối thoại cấp vùng từ nay đến ngày 15/7 theo hình thức trực tuyến. Chủ đề xuyên suốt trong chuỗi đối thoại nhằm hướng tới việc xây dựng hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam “minh bạch - trách nhiệm - bền vững”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên hợp quốc: Giá lương thực thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2014
Liên hợp quốc: Giá lương thực thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2014

VOV.VN - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 công bố báo cáo cho thấy, giá lương thực thế giới đã tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp, đặc biệt là giá đường.

Liên hợp quốc: Giá lương thực thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2014

Liên hợp quốc: Giá lương thực thế giới tăng cao nhất kể từ năm 2014

VOV.VN - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 công bố báo cáo cho thấy, giá lương thực thế giới đã tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp, đặc biệt là giá đường.

Hỗ trợ Việt Nam 86,3 triệu USD thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng
Hỗ trợ Việt Nam 86,3 triệu USD thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng

VOV.VN - Quỹ Khí hậu Xanh, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB), 86,3 triệu USD hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng.

Hỗ trợ Việt Nam 86,3 triệu USD thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng

Hỗ trợ Việt Nam 86,3 triệu USD thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng

VOV.VN - Quỹ Khí hậu Xanh, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới (WB), 86,3 triệu USD hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy đầu tư vào tiết kiệm năng lượng.

Tiền lương mới theo vị trí việc làm với CBCCVC thực hiện từ 2022
Tiền lương mới theo vị trí việc làm với CBCCVC thực hiện từ 2022

VOV.VN - Nội dung này được thể hiện tại Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH ngày 04/01/2021 của Bộ LĐTBXH về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2021.

Tiền lương mới theo vị trí việc làm với CBCCVC thực hiện từ 2022

Tiền lương mới theo vị trí việc làm với CBCCVC thực hiện từ 2022

VOV.VN - Nội dung này được thể hiện tại Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH ngày 04/01/2021 của Bộ LĐTBXH về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, 02/NQ-CP năm 2021.