Nông nghiệp hàng hóa đang hình thành từ chính sách đúng ở Thái Bình

VOV.VN - Thái Bình định hướng phát triển bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng theo nhu cầu của thị trường…

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20/1/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, hiện nay, nhiều vùng đất canh tác kém hiệu quả đã thực sự hồi sinh nhờ quyết tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của người dân.

Gia đình anh Nguyễn Khánh Toàn, thôn Nhuệ, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà từ gần 2 năm nay đã mạnh dạn gom, thuê ruộng của bà con để mở rộng diện tích trên 3 mẫu trồng cây ăn quả. Trong đó chị bố trí trồng 150 cây bưởi hoàng, bưởi diễn, 300 trụ thanh long ruột đỏ, hàng trăm cây na Đài Loan và ổi Rubi. Trung bình mỗi năm chị cung cấp ra thị trường hàng chục tấn bưởi và thanh long với doanh thu từ 200 - 300 triệu đồng. 

“Việc chuyển đổi đất ruộng năng suất thấp sang trồng cây ăn hóa phù hợp không những cho thu nhập vượt trội mà còn giải quyết được tình trạng bỏ ruộng hoang, hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Chính sách của tỉnh đã mở ra hướng đi mới giúp người dân trog xã, thôn mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, anh Toàn cho biết.

Tương tự như gia đình anh Toàn, gia đình chị Khánh ở xã Liên Hiệp cũng thuê 3 mẫu ruộng để trồng 1.000 gốc cam canh, 50 cây bưởi diễn; sau 3 năm triển khai, đến nay mô hình đã cho thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm. Chị Khánh cho biết, từ vùng đất ngày trước trồng lúa thường bị thất thu, sau quá trình cải tạo thành đất đai màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng nên việc canh tác cây ăn quả đã thu được hiệu quả cao, từ đó gia đình có thêm thu nhập, từng bước có tích lũy.

Không chỉ dừng ở mô hình thuê gom ruộng đất chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả, nhiều HTX ở Thái Bình hiện nay còn mạnh dạn đầu tư vốn sản xuất để trồng và chế biến sản phẩm nông nghiệp hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP. Tận dụng từng mét đất để nuôi thêm gia súc, gia cầm nhằm tận dụng nguồn phân ủ mục bón cho cây trồng.

Ông Phạm Văn Bình, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hưng Hà cho biết, Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình như “luồng gió mới” khuyến khích, động viên nông dân trong huyện mạnh dạn thay đổi tư duy, cách làm, khai thác tiềm năng phát triển kinh tế. Hiện toàn huyện có 850ha cây ăn quả, một số sản phẩm có tiềm năng phát triển thành sản phẩm đặc thù của địa phương như bưởi Chí Hòa, cam Hòa Tiến, thanh long ruột đỏ Thống Nhất, thanh long tai xanh, vỏ vàng Hồng Minh, vùng hoa, cây cảnh Hồng Lĩnh...

“Mô hình chuyển đổi cây trồng đã mang lại cho đồng ruộng Hưng Hà diện mạo mới, đất đai được khai thác hiệu quả hơn. Nông dân từng bước ứng dụng cơ giới hóa phát huy hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và giảm tình trạng bỏ ruộng hoang. Đất sẽ được quay vòng không nghỉ, mùa nào thức ấy, người nông dân thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập, chất lượng cuộc sống sẽ được nâng lên”, ông Bình cho biết.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX xác định một trong những mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025 là phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng theo nhu cầu của thị trường…

Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở NN&PTNT Thái Bình cho biết, giai đoạn 2020 - 2025, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung chỉ đạo quy hoạch hình thành ba vùng sản xuất: Vùng ưu tiên cho nông dân sản xuất theo kiểu nông hộ, trong cánh đồng mẫu lớn, có sự hỗ trợ và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn theo các chương trình khuyến nông; vùng sản xuất hàng hóa dành cho những người nông dân có khả năng về vốn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu, tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại với quy mô dưới 50ha, làm vệ tinh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp.

Vùng sản xuất hàng hóa liên thôn, liên xã, thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc nhận góp cổ phần bằng đất, để tổ chức sản xuất quy mô lớn, mức độ tập trung cao, theo phương thức công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, làm đầu tàu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

“Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng sẽ quan tâm chỉ đạo và có chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư kết cấu hạ tầng và giải quyết các điều kiện thiết yếu cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của tỉnh, đầu tư tập trung cho xây dựng và quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông sản Thái Bình, trước hết là các thương hiệu gạo chất lượng cao (nếp làng Keo, gạo thơm Thái Bình, gạo Japonica), lúa giống, mít giai vàng, hồng xiêm, hành, tỏi, lợn giống, lợn sữa...”, ông Thụy cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “mục tiêu kép”
Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “mục tiêu kép”

VOV.VN - Thời điểm này, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Thái Bình đang ra sức thi đua với quyết tâm và nỗ lực cao nhất để phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2021 đạt từ 9,1% so với năm 2020.

Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “mục tiêu kép”

Thái Bình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện “mục tiêu kép”

VOV.VN - Thời điểm này, các cấp, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Thái Bình đang ra sức thi đua với quyết tâm và nỗ lực cao nhất để phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2021 đạt từ 9,1% so với năm 2020.

Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Thái Bình tăng vẫn tăng mạnh
Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Thái Bình tăng vẫn tăng mạnh

VOV.VN - Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.218 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tăng 35,2%; nhập khẩu tăng 29,2%.

Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Thái Bình tăng vẫn tăng mạnh

Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Thái Bình tăng vẫn tăng mạnh

VOV.VN - Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh Thái Bình ước đạt 3.218 triệu USD, tăng 32,4% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu tăng 35,2%; nhập khẩu tăng 29,2%.

Mô hình Hợp tác xã liên kết chứng tỏ hiệu quả kinh tế ở Thái Bình
Mô hình Hợp tác xã liên kết chứng tỏ hiệu quả kinh tế ở Thái Bình

VOV.VN - Các mô hình HTX liên kết canh tác đã thực hiện được các khâu dịch vụ như cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Mô hình Hợp tác xã liên kết chứng tỏ hiệu quả kinh tế ở Thái Bình

Mô hình Hợp tác xã liên kết chứng tỏ hiệu quả kinh tế ở Thái Bình

VOV.VN - Các mô hình HTX liên kết canh tác đã thực hiện được các khâu dịch vụ như cung cấp vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.