Nông nghiệp tăng trưởng dương trở lại, xuất siêu 5,6 tỷ USD

VOV.VN-Tính chung 9 tháng qua, ngành nông nghiệp tăng trưởng 0,68% so cùng kỳ năm trước; xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 23,3 tỷ USD, nhập khẩu 17,74 tỷ USD.

9 tháng, tăng trưởng 0,68%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng đầu năm, thời tiết diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino đã tác động đến ngành nông nghiệp. Cụ thể, đầu năm xảy ra rét buốt bất thường, nắng hạn xuất hiện sớm và gay gắt; xâm nhập mặn, mưa bão... gây nhiều bất lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, giá vật tư phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản không ổn định, có xu hướng tăng nên nhìn chung kết quả sản xuất nông nghiệp đạt thấp.

Giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 4,93 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. (Ảnh minh họa: KT)

Trong bối cảnh đó, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 594.000 tỷ đồng, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, tính chung 6 tháng đầu năm nay, ngành nông lâm thuỷ sản tăng trưởng âm khi giảm tới 0,18%, tương ứng 397.400 tỷ đồng. Nguyên nhân được cho là do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm mạnh so với cùng kỳ khiến nông nghiệp giảm 0,78%. Do đó, dù lâm nghiệp tăng 5,75%, thuỷ sản tăng 1,25% nhưng do nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nên không thể bù đắp được sự suy giảm của nông nghiệp kéo suy giảm toàn ngành. Vì thế, sau 10 năm kể từ năm 2005, lần đầu tiên ngành nông nghiệp tăng trưởng âm.

Kết quả tăng trưởng dương của toàn ngành nông nghiệp 9 tháng có được nhờ sự khởi sắc của nhiều nhóm ngành hàng. Trong đó, đáng chú ý là chăn nuôi phát triển tương đối ổn định do dịch bệnh không xảy ra và giá bán duy trì ở mức có lợi cho người chăn nuôi. Số lượng hộ nuôi nhỏ lẻ đang giảm và quy mô nuôi tập trung số lượng lớn như trang trại, gia trại đang phát triển.

Sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn và thách thức do rét đậm, rét hại những tháng đầu năm, ô nhiễm nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của bão và sự cố môi trường xảy ra ở một số tỉnh ven biển miền Trung. Mặc dù khó khăn nhưng kết quả sản xuất thủy sản vẫn duy trì được tăng nhẹ. Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm ước tính đạt 4.949,6 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục xuất siêu

Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm và thủy sản 9 tháng qua đạt 23,3 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,1 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2015; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,9 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,1 tỷ USD tương đương với cùng kỳ năm 2015.

Ở chiều nhập khẩu, 9 tháng đạt giá trị kim ngạch 17,74 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm cùng kỳ năm 2015. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính ước đạt khoảng 12,82 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính chung 9 tháng, xuất khẩu nông lâm và thủy sản cả nước xuất siêu 5,6 tỷ USD.

Trong số các nhóm hàng nông sản đạt tăng trưởng xuất khẩu khá cao, xuất khẩu cà phê đạt 1,39 triệu tấn và 2,48 tỷ USD, tăng 38,9% về khối lượng và tăng 22,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2016 đạt 1.774 USD/tấn, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2015. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm. Giá trị xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2016 ở hầu hết các thị trường chính của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2015.  

Thị trường cà phê trong nước biến động tăng trong 9 tháng qua. So với thời điểm cuối năm ngoái, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 8.300 – 8.400 đ/kg. Giá cà phê thế giới và Việt Nam tăng cao do thời tiết khô hạn tại nhiều vùng trồng cà phê chủ chốt trên thế giới khiến sản lượng giảm.

Xuất khẩu cao su cũng đạt 854.000 tấn và mang về giá trị 1,1 tỷ USD, tăng 14,6% về khối lượng và tăng 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ là 2 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2016, chiếm 64,6% thị phần.

Bên cạnh đó, xuất khẩu chè, hạt điều, tiêu, thủy sản đều đạt tăng trưởng dương cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, ngay tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt điều khô đã tăng rất mạnh và hiện đang đạt mức đỉnh cao. Nếu như thời điểm đầu năm, hạt điều khô được các thương lái thu mua với mức giá là 39.000 – 40.000 đ/kg thì nay giá đã tăng 9.500 – 10.000 đ/kg lên mức đỉnh là 49.500 đ/kg. Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá “đây là mức cao nhất từ nhiều năm trở lại đây do nguồn cung nội địa khan hiếm, giá điều thô nhập khẩu cao trong khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu nông sản đạt hơn 10 tỷ USD trong 4 tháng
Xuất khẩu nông sản đạt hơn 10 tỷ USD trong 4 tháng

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm nay đạt 10,02 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu nông sản đạt hơn 10 tỷ USD trong 4 tháng

Xuất khẩu nông sản đạt hơn 10 tỷ USD trong 4 tháng

VOV.VN -Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm nay đạt 10,02 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ giá đã gây bất lợi kép cho nông sản Việt xuất khẩu
Tỷ giá đã gây bất lợi kép cho nông sản Việt xuất khẩu

VOV.VN -Đồng tiền của nhiều nước giảm giá mạnh so với đô la Mỹ khiến nông sản xuất khẩu bằng đô la Mỹ bất lợi.

Tỷ giá đã gây bất lợi kép cho nông sản Việt xuất khẩu

Tỷ giá đã gây bất lợi kép cho nông sản Việt xuất khẩu

VOV.VN -Đồng tiền của nhiều nước giảm giá mạnh so với đô la Mỹ khiến nông sản xuất khẩu bằng đô la Mỹ bất lợi.

Cần đột phá cải cách thể chế để xuất khẩu nông sản “hái quả ngọt”
Cần đột phá cải cách thể chế để xuất khẩu nông sản “hái quả ngọt”

VOV.VN - Để xuất khẩu nông sản Việt hưởng lợi thực sự từ TPP và FTAs, các chuyên gia cho rằng cần nhiều giải pháp đột phá, trong đó cải cách thể chế dẫn đầu.

Cần đột phá cải cách thể chế để xuất khẩu nông sản “hái quả ngọt”

Cần đột phá cải cách thể chế để xuất khẩu nông sản “hái quả ngọt”

VOV.VN - Để xuất khẩu nông sản Việt hưởng lợi thực sự từ TPP và FTAs, các chuyên gia cho rằng cần nhiều giải pháp đột phá, trong đó cải cách thể chế dẫn đầu.

Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh
Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh

VOV.VN - Áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp giúp gia tăng năng suất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân...

Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh

Nông dân hưởng lợi từ sản xuất nông nghiệp thông minh

VOV.VN - Áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp giúp gia tăng năng suất, giảm chi phí, tăng thu nhập cho nông dân...

Doanh nghiệp dần “thích” đầu tư nông nghiệp, nhưng khó khăn ngổn ngang
Doanh nghiệp dần “thích” đầu tư nông nghiệp, nhưng khó khăn ngổn ngang

VOV.VN -Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang tăng dần và hiệu quả đầu tư cũng ngày càng rõ nét, lợi ích lan tỏa…

Doanh nghiệp dần “thích” đầu tư nông nghiệp, nhưng khó khăn ngổn ngang

Doanh nghiệp dần “thích” đầu tư nông nghiệp, nhưng khó khăn ngổn ngang

VOV.VN -Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đang tăng dần và hiệu quả đầu tư cũng ngày càng rõ nét, lợi ích lan tỏa…

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển
Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

VOV.VN - Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

Đẩy mạnh chuỗi liên kết ngành - thúc nông nghiệp phát triển

VOV.VN - Các bộ ngành cần phối hợp xây dựng chuỗi liên kết ngành mới có sản phẩm nông nghiệp chất lượng và sức cạnh tranh bền bỉ.