Nông sản Việt chịu áp lực gì trước các hiệp định thương mại?

VOV.VN-Hàng loạt hàng nông sản các nước sẽ tràn vào Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh cho nông sản trong nước. 

Ngành nông nghiệp đang đứng trước những thuận lợi và thách thức khi Việt Nam đang đàm phán hàng loạt hiệp định về thương mại như: TPP, Việt Nam-EU, Liên minh Thuế quan Nga-Kazathstan-Belarus... Hàng loạt mặt hàng nông sản của các nước sẽ tràn vào thị trường Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp trong nước.

TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nói về vấn đề này.

TS Đặng Kim Sơn (Ảnh: Tuổi trẻ)

PV: Xin ông cho biết các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, nếu được ký kết, sẽ tác động như thế nào tới ngành nông nghiệp Việt Nam?

TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta đã tranh thủ được khá nhiều từ việc hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian vừa qua, chỉ có ngành nông nghiệp nước ta liên tục xuất nhiều hơn nhập và đạt đỉnh cao gần 30 tỷ USD/năm kể cả những năm khó khăn.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu thực hiện đổi mới chính sách, xây dựng hạ tầng cơ sở tốt, đặc biệt phát triển hệ thống doanh nghiệp, kết quả còn đạt cao hơn để tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chúng ta mới chỉ làm một phần trong cơ hội đó. Đây cũng là thách thức, cơ hội cho khi đàm phán thành công TPP và 6 hiệp ước thương mại sắp tới.

Cơ hội là khi thị trường mở rộng, các mặt hàng nông sản chủ lực như thủy sản, cà phê, lúa gạo... sẽ có nhiều thị trường tiêu thụ hơn. Các mặt hàng của nước ngoài cũng vào cạnh tranh thị trường trong nước. Thành công hay không là do doanh nghiệp, người dân tích lũy nội lực phát triển sản xuất lớn, và họ cũng phải kết nối với nhau để mở rộng thị trường. Nếu chúng ta không có những giải pháp thật căn cơ ngay từ bây giờ, nông dân sẽ là những người chịu nhiều rủi ro nhất.

PV: Vậy những giải pháp căn cơ ở đây là gì, thưa ông?

TS Đặng Kim Sơn: Hội nhập chưa thể đem lại thành công ngay cho một nền nông nghiệp dù lớn hay nhỏ, hội nhập phải đi kèm với đổi mới. Đầu tiên là trong công tác quản lý Nhà nước, minh bạch thị trường, có chính sách dài hạn để mọi thành phần kinh tế nhận thức và tập trung đầu tư.

Cần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, để các thành phần kinh tế đều được đối xử công bằng. Đặc biệt là những nông dân yếu thế đang chiếm đa số trong nền nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng vào sản xuất để các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn lên.

Cũng cần có chính sách tốt để thu hút đầu tư vào nông thôn. Nếu không, các doanh nghiệp quốc tế có nhiều lợi thế về vốn, công nghệ, tổ chức sẽ làm chủ thị trường nông sản nước ta.

Ngoài ra, khi chúng ta không có nhiều nguồn lực mạnh để hỗ trợ cho nông nghiệp, cách tốt nhất là chuyển nguồn lực, tài nguyên từ những ngành không có lợi thế sang các ngành có lợi thế. Bên cạnh đó, đánh giá lại các mặt hàng không có tính cạnh tranh, không vượt được đối thủ trong khu vực và thế giới thì chủ động xây dựng lộ trình để chuyển sang sản xuất các ngành hàng khác mà chúng ta có lợi thế.

PV: Thưa ông, sắp tới, một số ngành như mía đường sẽ tiến tới áp thuế 0% cho tất cả các sản phẩm, vậy doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao sức cạnh tranh?

TS Đặng Kim Sơn: Chúng ta phải tranh thủ thời gian được bảo hộ để tăng sức cạnh tranh của các ngành hàng. Nhưng đối với các ngành mía đường, trồng cây có dầu, thuốc lá, thức ăn chăn nuôi, rau quả ôn đới..., những ngành phải nhập nguyên liệu để phục vụ nhu cầu trong nước, trong tương lai, với việc hội nhập sâu hơn, phải chấp nhận cuộc chơi của cơ chế thị trường.

Như vậy cần xuất khẩu mạnh các mặt hàng có lợi thế, đồng thời cũng phải chấp nhận nhập khẩu những mặt hàng không phải là lợi thế. Giá mía đường Việt Nam đang cao hơn giá quốc tế nhiều năm nhờ các chính sách bảo hộ, bảo vệ của chúng ta và không riêng gì Việt Nam nhiều nước trên thế giới cũng như thế.

Tuy nhiên, đối tượng cần chú ý nhất là người nghèo ở những nơi chưa chuyển đổi được ngay, phải tạo điều kiện, có kế hoạch xây dựng thủy lợi, hệ thống canh tác mới từ giống đến sau thu hoạch để người nông dân có thể chuyển sang cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả. Đây là việc làm cần thực hiện ngay không chờ lúc áp dụng thuế thấp, lúc đó xoay chuyển không kịp, nhất là cho người nông dân.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013
Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

VOV.VN-Điểm mới nhất ở hội chợ là giới thiệu các sản phẩm sạch, đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, ca cao...

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

Hội chợ nông sản xuất khẩu Việt Nam 2013

VOV.VN-Điểm mới nhất ở hội chợ là giới thiệu các sản phẩm sạch, đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, ca cao...

Đích đến của nông sản Việt
Đích đến của nông sản Việt

VOV.VN-Muốn để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm.

Đích đến của nông sản Việt

Đích đến của nông sản Việt

VOV.VN-Muốn để nông sản Việt Nam được người tiêu dùng thế giới đón nhận thì cần thay đổi thói quen canh tác, chế biến sản phẩm.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD
Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu nông sản cả năm đạt 27,469 tỷ USD

VOV.VN-Kết quả này tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2012.

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?
Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

Giải pháp nào gia tăng giá trị nông sản?

VOV.VN-Muốn tăng giá trị nông sản, phải linh hoạt các mô hình sản xuất, phát huy sản xuất theo chuỗi giá trị, coi trọng maketing nông sản.

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?
Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, dùng các biện pháp phi thuế quan là giải pháp quan trọng.

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

Cách nào tăng xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản, Hàn Quốc?

VOV.VN-Theo Bộ Công Thương, dùng các biện pháp phi thuế quan là giải pháp quan trọng.

Đường vòng của nông sản
Đường vòng của nông sản

VOV.VN - Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.

Đường vòng của nông sản

Đường vòng của nông sản

VOV.VN - Nông sản được mùa rớt giá, và ngay cả mất mùa cũng rớt giá, thị trường ngao miền Bắc: từ 17.000 - 18.000 đồng/kg.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản
Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

Có thương hiệu, sẽ tăng giá trị nông sản

VOV.VN- Tại tỉnh Long An, nhiều nông sản khi xây dựng được thương hiệu đã tăng giá trị và gia tăng lợi ích cho cả nông dân, doanh nghiệp.

Gia hạn vay vốn tín dụng xuất khẩu nông sản lên 36 tháng
Gia hạn vay vốn tín dụng xuất khẩu nông sản lên 36 tháng

VOV.VN - Vốn tín dụng xuất khẩu cho các nhóm hàng cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả và thủy sản.

Gia hạn vay vốn tín dụng xuất khẩu nông sản lên 36 tháng

Gia hạn vay vốn tín dụng xuất khẩu nông sản lên 36 tháng

VOV.VN - Vốn tín dụng xuất khẩu cho các nhóm hàng cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả và thủy sản.