Nông sản Việt - Thứ được hét giá, thứ nằm chờ giải cứu

VOV.VN - Nghịch lý giữa việc một số nông sản tăng bất thường với một số phải chực chờ giải cứu vẫn là một bài toán khó của ngành nông nghiệp Việt Nam.

Theo thống kê, hàng năm Việt Nam phải nhập 3.000 tấn rau, củ từ Trung Quốc. Điều này quả là nghịch lý khi cứ một thời gian lại có một đợt vận động "giải cứu nông sản" lan truyền trên các mạng xã hội.

Hà Nội vừa qua đợt giải cứu củ cải, lại chuẩn bị sang giải cứu khoai tây.

Củ cải chờ giải cứu khắp đường phố Hà Nội

Các đợt giải cứu không phải là ít và cứ nghe đến hastag #giaicuu là cư dân mạng lại lao nhanh ra địa điểm để hốt về cho nông dân vài cân, thậm chí là vài chục cân.

Vừa mới đây là đợt giải cứu củ cải cho nông dân huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Nông dân đã phải nhổ bỏ củ cải nằm lay lắt phủ đầy ruộng mà không bán được do củ cải chỉ còn 300 – 400 đồng/kg.

Trước đó không lâu, ngay sau Tết âm lịch, chiến dịch giải cứu hoa ly cũng rầm rộ trên mạng xã hội một thời gian dài khi cảnh nông dân phải vất bỏ hoa thành từng núi vì không bán được. Hoa ly thời điểm được giải cứu có giá 2.000 – 5.000 đồng/cành.

Sau củ cải, hiện nhiều hội nhóm trên mạng xã hội đang cùng nhau kêu gọi "giải cứu khoai tây" của bà con nông dân huyện chi Lăng, Lạng Sơn thoát khỏi cảnh được mùa mà mất giá. Khoai tây được giải cứu với giá 5.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/2 - 1/3 giá bình thường.

Không chỉ người dân, hàng chục doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn cũng tham gia chiến dịch "giải cứu củ cải" giúp nông dân lấy lại vốn. Sau vài ngày giải cứu với giá 25.000 đồng/túi 5kg thì củ cải đã được giá và nông dân có lời hơn.

Giá nông sản tăng bất thường

Trái với một số mặt hàng nông sản bị rớt giá thảm, nhiều mặt hàng của Việt Nam lại đang tăng giá đột biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do thương lái Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu mua.

Mặt hàng tăng giá nhất hiện nay là mít Thái ở miền Tây, mấy ngày gần đây thương lái vào mua tận vườn với giá cao kỷ lục 50.000 đồng/kg, tương đương khoảng 1 triệu đồng/quả.

Giá thanh long được thu mua tại vườn có lúc tăng lên mức 40.000 đồng/kg.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, các nhà vườn trồng mít Thái ở huyện Phụng Hiệp, Châu Thành... có thu nhập cao vì giá loại nông sản này đang đạt kỷ lục.

Vào vụ mít Thái những năm trước, giá chỉ dao động quanh mức 20.000-25.000 đồng/kg. Song, thời điểm hiện giờ giá mít đã tăng gấp đôi.

Một mặt hàng khác cũng leo giá nhanh là thanh long. Nông dân tại Bình Thuận đang bán tại vườn cho thương lái với mức giá đến 25.000 – 40.000 đồng/kg.

Chuối ở Đồng Nai cũng đang được thu mua với giá 15.000 đồng/kg, gấp 3-4 lần so với thời điểm này năm ngoái.

Không chỉ có chuối ở Đồng Nai mà giá chuối tại các tỉnh miền Bắc cũng đang tăng cao hơn năm trước, dao động từ 8.000 -10.000 đồng/kg.

Việc sản xuất quá mức cầu, rau quả ngoại nhập đang lấn át những sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam hay tình trạng thu mua năm này cao năm sau bỏ khiến cho nông dân phải điêu đứng khi bỏ thứ này, trồng thứ kia để chạy theo nhu cầu của thương lái vẫn là vấn đề nhức nhối với ngành nông nghiệp Việt.

Và câu hỏi vẫn để ngỏ không lời giải là "Bao giờ nông sản Việt không còn phải giải cứu?"./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa “giải cứu” xong củ cải, đến lượt su hào lại bị vứt bỏ vì ế
Chưa “giải cứu” xong củ cải, đến lượt su hào lại bị vứt bỏ vì ế

VOV.VN - Củ cải Mê Linh đưa về Hà Nội chưa được "giải cứu" xong thì nhiều nông dân ở Hải Dương đang phải vứt bỏ hàng tấn su hào do không bán được.

Chưa “giải cứu” xong củ cải, đến lượt su hào lại bị vứt bỏ vì ế

Chưa “giải cứu” xong củ cải, đến lượt su hào lại bị vứt bỏ vì ế

VOV.VN - Củ cải Mê Linh đưa về Hà Nội chưa được "giải cứu" xong thì nhiều nông dân ở Hải Dương đang phải vứt bỏ hàng tấn su hào do không bán được.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường
Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

“Giải cứu” củ cải: Loay hoay, bế tắc với điệp khúc “được mùa mất giá“
“Giải cứu” củ cải: Loay hoay, bế tắc với điệp khúc “được mùa mất giá“

VOV.VN - Quy hoạch vùng cây chuyên canh, lựa chọn thời vụ, hợp tác tiêu thụ chưa chặt chẽ, thiếu công nghệ chế biến khiến nông sản nhiều năm ế ẩm.

“Giải cứu” củ cải: Loay hoay, bế tắc với điệp khúc “được mùa mất giá“

“Giải cứu” củ cải: Loay hoay, bế tắc với điệp khúc “được mùa mất giá“

VOV.VN - Quy hoạch vùng cây chuyên canh, lựa chọn thời vụ, hợp tác tiêu thụ chưa chặt chẽ, thiếu công nghệ chế biến khiến nông sản nhiều năm ế ẩm.

Đổ bỏ củ cải, su hào: Cần “giải cứu” tư duy sản xuất nông nghiệp
Đổ bỏ củ cải, su hào: Cần “giải cứu” tư duy sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Từ những cuộc giải cứu củ cải, su hào nói riêng, nông sản nói chung đặt ra vấn đề cấp thiết phải giải cứu cả tư duy quản trị và sản xuất nông nghiệp.

Đổ bỏ củ cải, su hào: Cần “giải cứu” tư duy sản xuất nông nghiệp

Đổ bỏ củ cải, su hào: Cần “giải cứu” tư duy sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Từ những cuộc giải cứu củ cải, su hào nói riêng, nông sản nói chung đặt ra vấn đề cấp thiết phải giải cứu cả tư duy quản trị và sản xuất nông nghiệp.