Phá giá đồng Nhân dân tệ có dẫn đến chiến tranh tiền tệ?

VOV.VN -Việc phá giá Nhân dân tệ làm dấy lên mối lo ngại về sự suy yếu của các đồng tiền khác và dẫn đến nguy cơ chiến tranh tiền tệ.

>> Trung Quốc và tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ

Động thái giảm 1,9% tỷ giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc ngày 11/8 có thể dẫn tới hành động tương tự từ một loạt quốc gia khác, đặc biệt là các đối tác thương mại của Trung Quốc ở châu Á.

Financial Times nhận định, đây là đợt giảm giá Nhân dân tệ lớn nhất của Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ qua để thúc đẩy nền kinh tế đang chậm lại, đánh dấu sự leo thang của “chiến tranh tiền tệ” quốc tế.

Tham vọng vào rổ tiền dự trữ toàn cầu còn xa vời

Việc phá giá Nhân dân tệ có thể cũng nằm trong chiến lược của Trung Quốc nhằm đưa đồng tiền này vào rổ tiền tệ dự trữ toàn cầu, sánh ngang với đồng USD của Mỹ, đồng yên của Nhật, đồng euro của châu Âu, và đồng bảng của Anh.

Bộ Tài chính Mỹ hoan nghênh động thái thay đổi tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, nhưng cũng thận trọng cảnh báo về sự đảo ngược trong cải cách ở quốc gia này.

Tham vọng đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền dự trữ toàn cầu của IMF còn xa vời.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Charles Schumer cho rằng, đồng Nhân dân tệ nên được thị trường kiểm soát, chứ không nên bị áp đặt một cách “nhân tạo” như Trung Quốc đang tiến hành hiện nay. Vị nghị sĩ này cũng không đồng tình đưa Nhân dân tệ vào rổ dự trữ ngoại tệ toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

“Việc cho phép đồng Nhân dân tệ được công nhận là một đồng tiền dự trữ là giống như việc đưa cáo vào phụ trách chuồng gà,” Thượng nghị sĩ Charles Schumer nhấn mạnh.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết tỷ giá Nhân dân tệ cần phải được tính toán dựa trên nhu cầu và điều kiện cung ứng trong thị trường ngoại hối, cũng như sự biến động trong tỷ giá của các loại tiền tệ lớn.

Theo Wall Street Journal, cuộc chiến tranh tiền tệ có khả năng xảy ra khi các quốc gia cùng tìm cách giành ưu thế cho hàng hóa xuất khẩu của mình trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu giảm tốc.

Chính sách giữ ổn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD mà Trung Quốc áp dụng từ đầu năm đến nay đối lập với những gì diễn ra ở châu Âu, Nhật Bản và các thị trường mới nổi như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Các nước này đều kết hợp giữa cắt giảm lãi suất và các biện pháp kích thích tiền tệ mạnh tay để khiến đồng nội tệ suy yếu. 

Ngoài ra, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm tăng lãi suất đẩy đồng USD tăng giá, theo đó càng làm gia tăng áp lực giảm giá đối với một loạt các loại tiền tệ khác.

Tăng áp lực giảm giá đồng tiền

Giới phân tích cho rằng, việc Trung Quốc làm đồng Nhân dân tệ suy yếu có thể buộc các quốc gia khác phải hạ thêm lãi suất và đẩy tỷ giá đồng nội tệ giảm, gây tác động bất lợi cho láng giềng. 

Áp lực giảm giá đồng tiền sẽ đặc biệt căng thẳng ở các nước châu Á xuất khẩu một lượng hàng hóa lớn sang Trung Quốc hoặc cạnh tranh với Trung Quốc ở các thị trường xuất khẩu khác.

Các đồng tiền của châu Á đã đồng loạt mất giá ngày 11/8 sau khi Trung Quốc tuyên bố giảm tỷ giá Nhân dân tệ, trong đó giảm mạnh nhất là đồng Won Hàn Quốc, Đôla Australia, và Baht Thái, bởi giới đầu tư đặt cược rằng động thái của PBOC sẽ dẫn tới việc các nước này nới lỏng thêm chính sách tiền tệ.

Từ đầu năm đến nay, nhiều nước châu Á đã cắt giảm lãi suất, và rất có thể sẽ có thêm nhiều động thái hạ lãi suất nữa trong khu vực trong những tháng sắp tới.

Wai Ho Leong, chuyên gia kinh tế tại châu Á của Barclays, nhận định, động thái của PBOC sẽ khiến các nước châu Á là đối tác thương mại gần gũi với Trung Quốc giảm tỷ giá. “Một xu hướng mới sẽ xuất hiện: các đồng tiền châu Á xuống giá”, chuyên gia này dự báo.

Nhân dân tệ mất giá mạnh cũng có thể gây thiệt hại cho các quốc gia xuất khẩu nhiều nguyên vật liệu thô và hàng chế tạo sang Trung Quốc. Những nước xuất khẩu lớn các mặt hàng đậu tương, than, nickel, và quặng sắt như Brazil, Australia và Indonesia có thể sẽ phải chứng kiến nhu cầu của Trung Quốc đối với các mặt hàng này giảm sút. Trong khi đó, giá hàng hóa cơ bản toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Tuy vậy, cũng có những quốc gia không muốn đồng tiền của mình mất giá thêm. Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Indonesia Mirza Adityaswara nói đồng Nhân dân tệ mất giá sẽ không khiến đồng Rupiah của nước này mất giá thêm nhiều. Hiện đồng tiền của Indonesia đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 17 năm và được cho là thấp hơn giá trị thực.

Theo các chuyên gia, sau khi đã tung những biện pháp kích thích tiền tệ chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ tăng trưởng, Nhật Bản và châu Âu hiện tại ít có khả năng có thêm hành động làm suy yếu đồng tiền. 

Tuy vậy, những dấu hiệu của sự giảm tốc tăng trưởng ở Trung Quốc có thể vẫn là thách thức cho cả hai nền kinh tế này, đặc biệt là Nhật khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ
Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN -Trung Quốc ưu tiên cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

Trung Quốc đang nỗ lực đẩy giá đồng nhân dân tệ

VOV.VN -Trung Quốc ưu tiên cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ trên thị trường quốc tế.

Trung Quốc bất ngờ phá giá Nhân dân tệ ở mức kỷ lục
Trung Quốc bất ngờ phá giá Nhân dân tệ ở mức kỷ lục

VOV.VN -Trung Quốc vừa quyết định điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD ở mức kỷ lục 1,9%.

Trung Quốc bất ngờ phá giá Nhân dân tệ ở mức kỷ lục

Trung Quốc bất ngờ phá giá Nhân dân tệ ở mức kỷ lục

VOV.VN -Trung Quốc vừa quyết định điều chỉnh giảm tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD ở mức kỷ lục 1,9%.

Vì sao Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ?
Vì sao Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ?

VOV.VN - Việc điều chỉnh tỉ giá của đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý sẽ giúp Trung Quốc quản lý tỷ giá tốt hơn trước các diễn biến trên thị trường.

Vì sao Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ?

Vì sao Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh tỉ giá đồng Nhân dân tệ?

VOV.VN - Việc điều chỉnh tỉ giá của đồng nhân dân tệ ở mức hợp lý sẽ giúp Trung Quốc quản lý tỷ giá tốt hơn trước các diễn biến trên thị trường.