Phải “hút” thêm 2 triệu tấn dầu thô mới đạt mục tiêu tăng trưởng?

VOV.VN - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP, trong 6 tháng cuối năm sẽ phải khai thác thêm khoảng hơn 2 triệu tấn dầu thô.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm, khu vực có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng GDP là công nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm lại - với mức tăng 6,82% - thấp hơn nhiều mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước.

Khai thác dầu thô giảm 6,1%  so với cùng kỳ năm trước là 8,2%.
(Ảnh minh họa: KT)
Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, tăng trưởng công nghiệp trong 6 tháng giảm sâu chủ yếu là do sự suy giảm của ngành công nghiệp khai khoáng ở cả 3 lĩnh vực chính là than, dầu và khí.

Như vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, ngành công nghiệp khai khoáng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với các năm trước với mức giảm 2,2%, trong đó, riêng khai thác dầu thô giảm 6,1% (trong khi tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 8,2%).

Nếu như năm 2015 ngành dầu khí đứng ở vị trí thứ tư trong tăng trưởng công nghiệp và đóng góp không nhỏ trong phát triển chung của toàn nền kinh tế, nhưng hiện nay ngành dầu khí đã “tăng trưởng âm”.

Theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của cả 2 tập đoàn than khoáng sản và dầu khí, trong 6 tháng cuối năm cũng như cả năm 2016 tiếp tục giảm do vẫn còn nhiều khó khăn. Dự báo khả năng cả năm nay tốc độ tăng trưởng của các ngành này chỉ đạt khoảng 90% (nghĩa là thậm chí còn giảm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm).

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó TGĐ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, mặc dù sản lượng khai thác và tiêu thụ 6 tháng đầu năm nay dự kiến vẫn đạt gần 50% kế hoạch năm, giá than cũng đã nhích lên được 5-6 USD/tấn từ tháng 5 (giá than theo giá dầu).

Nhưng ngay cả việc tiêu thụ than cho 3 hộ sản xuất chính là điện, xi măng và phân bón ở trong nước thời gian này vẫn gặp không ít khó khăn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh than của toàn ngành. Ông Nguyễn Văn Biên khẳng định, các loại khoáng sản khác cũng đang chững lại do nhu cầu tiêu dùng của thế giới có những thay đổi đáng kể.

“Năm 2015 kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng 3,2-3,3%. Đầu năm 2016 dự báo tăng trưởng cả năm là 3,7% nhưng vừa qua IMF đưa ra dự báo chỉ tăng trưởng khoảng 2,9% điều này cho thấy nhịp độ tăng trưởng đang đi xuống. Chính vì vậy, nhu cầu về khoáng sản cũng chưa cao, giá các loại khoáng sản nhìn chung đang giảm xuống”, ông Biên cho biết.

Trong khi đó, theo đánh giá của ông Phạm Đình Thúy - Vụ trưởng Vụ thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê), sự sụt giảm của ngành khai khoáng không phải là do hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém, mà do rất nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm (ở cả 3 nguồn chính là than, dầu và khí).

“Ngành công nghiệp khai khoáng giảm do nguồn tài nguyên ngày càng ít đi, điều kiện khoa học, khai thác ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, giá dầu thế giới giảm cũng đã làm cho nguồn thu của ngành khai khoáng, đặc biệt là dầu giảm theo ảnh hưởng chung tới ngành khai khoáng. Bởi vì nguồn thu thấp dẫn đến việc đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò các mỏ mới cũng như đầu tư công nghệ nhằm tăng sản lượng khai thác trong tương lai cũng giảm dần”, ông Thúy cho biết.

Với mức suy giảm của công nghiệp khai khoáng, trong đó có dầu thô, ông Hà Quang Tuyến - Vụ trưởng Vụ tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho rằng, để ngành khai khoáng có thể tăng trưởng gần bằng với mức của năm ngoái, góp phần đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm và cả năm 2016 (với mức giá dầu thô được như dự báo khoảng 50 USD/thùng), trong 6 tháng cuối năm vẫn khai thác dầu thô thêm khoảng hơn 2 triệu tấn so với 14,02 triệu tấn kế hoạch năm 2016 (thấp hơn kế hoạch 14,7 triệu tấn của năm 2015).

“Cứ 1 triệu tấn dầu khai thác thêm sẽ đóng góp khoảng 0,3% vào GDP, tương đương với mức tăng thêm của công nghiệp chế biến chế tạo là 2%. Như vậy nếu muốn thay thế cho việc khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thì công nghiệp chế biến, chế tạo trong năm 2016 phải tăng được từ 14-15% trở lên mới bù đắp được vào phần thiếu hụt đó”, ông Tuyến phân tích.

Công nghiệp khai khoáng được dự báo sẽ tiếp tục suy giảm trong những năm tiếp theo, điều này đòi hỏi Chính phủ và các ngành phải có giải pháp để phát triển công nghiệp khai khoáng nói riêng, các ngành công nghiệp nói chung nhằm bù đắp sự suy giảm của ngành khai khoáng ngay trong năm nay và các năm tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% tháng đầu năm
Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% tháng đầu năm

VOV.VN - Thu từ dầu thô tháng 1/2016 ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, giảm 65,7% so cùng kỳ năm 2015, do giá dầu thô trên thị trường giảm.

Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% tháng đầu năm

Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% tháng đầu năm

VOV.VN - Thu từ dầu thô tháng 1/2016 ước đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, giảm 65,7% so cùng kỳ năm 2015, do giá dầu thô trên thị trường giảm.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên: “Chả vui gì khi hút tài nguyên lên bán”
Đại biểu Nguyễn Đức Kiên: “Chả vui gì khi hút tài nguyên lên bán”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng các phương án sản xuất phải nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô, phục vụ cho kinh tế phát triển.

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên: “Chả vui gì khi hút tài nguyên lên bán”

Đại biểu Nguyễn Đức Kiên: “Chả vui gì khi hút tài nguyên lên bán”

VOV.VN - Đại biểu cho rằng các phương án sản xuất phải nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô, phục vụ cho kinh tế phát triển.

Dầu thô từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến
Dầu thô từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến

Theo Tổng cục Hải quan, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý I/2016 tăng cao đột biến.

Dầu thô từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến

Dầu thô từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng đột biến

Theo Tổng cục Hải quan, lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong quý I/2016 tăng cao đột biến.