Phấn đấu cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%

VOV.VN-Mục tiêu này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội tại phiên chất vấn chiều qua (19/11).

Báo cáo Quốc hội về xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết: đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465.000 tỷ đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: Thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Công ty này đã mua gần 95.000 tỷ đồng nợ xấu và đang từng bước xử lý theo quy định; trong đó đã bán, thu hồi được gần 4.000 tỷ đồng nợ xấu và có lãi.

Xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm (tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%), ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 - 2,7%. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012. Ngân hàng Nhà nước đánh giá tỷ lệ nợ xấu cao hơn là do thực hiện giám sát và đánh giá lại chặt chẽ hơn việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng.


Đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (Ảnh minh họa: KT)

Năng lực quản trị, tình hình tài chính, thanh khoản của các tổ chức tín dụng được cải thiện, đáp ứng cơ bản vốn cho yêu cầu sản xuất kinh doanh và bảo đảm an toàn hệ thống. Đã cơ bản hoàn thành tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Giảm 5 ngân hàng qua sáp nhập, hợp nhất.

Theo kinh nghiệm quốc tế, để xử lý nợ xấu nhanh và hiệu quả, các nước thường phải chi một khoản lớn từ Nhà nước, đồng thời phải có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường tài chính phát triển.

“Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn”- Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn. Khung khổ pháp lý, tiềm lực tài chính, chức năng của VAMC; thị trường mua bán nợ; thanh tra giám sát… còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức tín dụng chưa cao; vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch.

Chính phủ nêu 6 giải pháp xử lý nợ xấu

Trước thực trạng này, Thủ tướng khẳng định, “nhiệm vụ còn rất khó khăn. Chính phủ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng”. Và, Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp như: Một là,  tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là các quy định về mua, bán nợ và tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền của chủ nợ.

Hai là, hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực để phát huy vai trò của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong xử lý nợ xấu, trong đó có việc mua bán nợ công khai minh bạch theo cơ chế thị trường.

Ba là, phát triển mạnh thị trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán nợ xấu và tài sản bảo đảm, nhất là các đối tác chiến lược tham gia vào quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật về tín dụng ngân hàng. Thực hiện các biện pháp về kinh tế và dân sự trong xử lý nợ xấu.

Năm là, tăng cường phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ngành, địa phương trong xử lý nợ xấu, nhất là hỗ trợ các tổ chức tín dụng và VAMC trong hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, công khai minh bạch về sở hữu và tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý. Thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, trích lập dự phòng rủi ro và thúc đẩy mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng theo quy định. Hoàn thiện thể chế luật pháp để xử lý nhanh, hiệu quả nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém.

Đồng thời với các giải pháp nêu trên, phải bảo đảm môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xử lý nợ xấu của doanh nghiệp. Phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Đẩy mạnh tái cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi cho xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%. Bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vấn đề nợ xấu và thu chi ngân sách
Thủ tướng yêu cầu làm rõ vấn đề nợ xấu và thu chi ngân sách

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ phải làm rõ tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn vốn vay và khả năng trả nợ đi đôi với thực hiện mục tiêu kiểm soát nợ công.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vấn đề nợ xấu và thu chi ngân sách

Thủ tướng yêu cầu làm rõ vấn đề nợ xấu và thu chi ngân sách

VOV.VN -Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ phải làm rõ tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn vốn vay và khả năng trả nợ đi đôi với thực hiện mục tiêu kiểm soát nợ công.

Ban hành 132 quyết định xử phạt liên quan đến nợ xấu
Ban hành 132 quyết định xử phạt liên quan đến nợ xấu

Những sai phạm về nợ xấu liên quan đến 130 đơn vị, cá nhân với tổng số tiền xử phạt là 1.263 triệu đồng và 900 USD.

Ban hành 132 quyết định xử phạt liên quan đến nợ xấu

Ban hành 132 quyết định xử phạt liên quan đến nợ xấu

Những sai phạm về nợ xấu liên quan đến 130 đơn vị, cá nhân với tổng số tiền xử phạt là 1.263 triệu đồng và 900 USD.

Nợ xấu sẽ giảm xuống 3% trong năm 2015
Nợ xấu sẽ giảm xuống 3% trong năm 2015

VOV.VN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu sẽ trở về mức 3% theo đúng kế hoạch.

Nợ xấu sẽ giảm xuống 3% trong năm 2015

Nợ xấu sẽ giảm xuống 3% trong năm 2015

VOV.VN - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình khẳng định, đến năm 2015, tỷ lệ nợ xấu sẽ trở về mức 3% theo đúng kế hoạch.

Phó Thống đốc nói về “nợ xấu không được tính đúng, tính đủ”
Phó Thống đốc nói về “nợ xấu không được tính đúng, tính đủ”

VOV.VN - Thống đốc báo cáo Chính phủ nợ xấu là 5,45%. Còn theo báo cáo của các TCTD, con số này là 3,6%.

Phó Thống đốc nói về “nợ xấu không được tính đúng, tính đủ”

Phó Thống đốc nói về “nợ xấu không được tính đúng, tính đủ”

VOV.VN - Thống đốc báo cáo Chính phủ nợ xấu là 5,45%. Còn theo báo cáo của các TCTD, con số này là 3,6%.

Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm 2015
Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm 2015

VOV.VN - Mục tiêu xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm 2015

Đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% vào cuối năm 2015

VOV.VN - Mục tiêu xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản, nâng cao sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đi vay lấy tiền xử lý vẫn tốt hơn là để “ngâm tôm” nợ xấu
Đi vay lấy tiền xử lý vẫn tốt hơn là để “ngâm tôm” nợ xấu

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, phải thúc đẩy xử lý nợ xấu thực chất, dùng tiền thật và mua – bán thật, nếu không xử lý chỉ là tạm thời, nợ sẽ vẫn là nợ.

Đi vay lấy tiền xử lý vẫn tốt hơn là để “ngâm tôm” nợ xấu

Đi vay lấy tiền xử lý vẫn tốt hơn là để “ngâm tôm” nợ xấu

VOV.VN-Theo nhiều chuyên gia, phải thúc đẩy xử lý nợ xấu thực chất, dùng tiền thật và mua – bán thật, nếu không xử lý chỉ là tạm thời, nợ sẽ vẫn là nợ.

Tái cơ cấu ngân hàng: Phải phanh phui rõ nợ xấu
Tái cơ cấu ngân hàng: Phải phanh phui rõ nợ xấu

VOV.VN - Nhiều người nghi ngờ cho tới nay chưa biết hết được nợ xấu của từng NHTM là bao nhiêu, sở hữu chéo thực chất là như thế nào.

Tái cơ cấu ngân hàng: Phải phanh phui rõ nợ xấu

Tái cơ cấu ngân hàng: Phải phanh phui rõ nợ xấu

VOV.VN - Nhiều người nghi ngờ cho tới nay chưa biết hết được nợ xấu của từng NHTM là bao nhiêu, sở hữu chéo thực chất là như thế nào.

Không nên nói nhiều quá đến nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt
Không nên nói nhiều quá đến nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt

VOV.VN -Theo Tổng Giám đốc VPBank, hãy nói đến nhu cầu, phát triển, tự khắc cái đó sẽ kéo nợ xấu giảm dần.

Không nên nói nhiều quá đến nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt

Không nên nói nhiều quá đến nợ xấu, hãy nói đến nợ tốt

VOV.VN -Theo Tổng Giám đốc VPBank, hãy nói đến nhu cầu, phát triển, tự khắc cái đó sẽ kéo nợ xấu giảm dần.

Nợ xấu của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 9 năm
Nợ xấu của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 9 năm

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, tổng nợ xấu trong quý 3 của Trung Quốc tăng 72,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 11,8 tỷ USD) so với quý trước đó.

Nợ xấu của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 9 năm

Nợ xấu của Trung Quốc tăng mạnh nhất trong vòng 9 năm

VOV.VN - Số liệu thống kê cho thấy, tổng nợ xấu trong quý 3 của Trung Quốc tăng 72,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 11,8 tỷ USD) so với quý trước đó.

Nợ xấu: Không nên dùng ngân sách để giải quyết
Nợ xấu: Không nên dùng ngân sách để giải quyết

VOV.VN - Ông Trần Du Lịch: "Chính phủ vẫn còn nhiều nguồn để mượn nhằm giải quyết chuyện nợ xấu mà không cần dùng đến ngân sách"

Nợ xấu: Không nên dùng ngân sách để giải quyết

Nợ xấu: Không nên dùng ngân sách để giải quyết

VOV.VN - Ông Trần Du Lịch: "Chính phủ vẫn còn nhiều nguồn để mượn nhằm giải quyết chuyện nợ xấu mà không cần dùng đến ngân sách"