Phát triển 6 ngành công nghiệp trong hợp tác với Nhật Bản

(VOV) - Bao gồm điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường, năng lượng và ô tô.

Theo Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển vượt bậc 6 ngành công nghiệp chủ lực bao gồm điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Các ngành được ưu tiên phát triển trong Chiến lược công nghiệp hóa giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trước hết là doanh nghiệp Nhật Bản, tạo lan tỏa công nghệ và lan tỏa kỹ năng đối với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Mục tiêu của chiến lược đến năm 2020, các ngành được ưu tiên phát triển sẽ đi đầu trong áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo tính hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam; giá trị sản xuất của các ngành ưu tiên tăng tối thiểu 20% hằng năm và đóng góp tối thiểu 35% vào tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp; đứng trong số 10 ngành có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất.

Đến năm 2030, các ngành được ưu tiên phát triển chủ yếu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch gắn với đảm bảo hợp lý về điều kiện kinh tế của Việt Nam.

Chiến lược cũng nêu rõ, định hướng đến năm 2020 sẽ tăng năng lực sản xuất của 6 ngành được lựa chọn nhằm thích ứng với quá trình thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020.

Bên cạnh đó, chuyển đổi các ngành công nghiệp phụ thuộc vào lắp ráp, gia công giản đơn có giá trị gia tăng thấp sang nền công nghiệp sử dụng tối đa đầu vào sản xuất trong nước thuộc thượng nguồn và trung nguồn để tạo ra giá trị gia tăng cao, nâng dần năng lực cạnh tranh quốc tế.

Đồng thời tạo dựng và mở rộng thị trường cho sản phẩm của 6 ngành ưu tiên; tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho 6 ngành ưu tiên gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực chất lược cao làm nền tảng.

Trong quá trình triển khai chiến lược, đẩy nhanh việc đưa vào vận hành những dự án lớn đã được phê duyệt trong các lĩnh vực thuộc thượng nguồn (hóa dầu, sản xuất thép, điện lực, gas, năng lượng...) nhằm tăng hiệu quả đầu tư cho sự phát triển lâu dài của các ngành công nghiệp ưu tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hợp tác phát triển công nghiệp, thương mại, đầu tư
Hợp tác phát triển công nghiệp, thương mại, đầu tư

Đây là hoạt động hợp tác giữa tỉnh Đăk Lắc và tỉnh Champasak (Lào).

Hợp tác phát triển công nghiệp, thương mại, đầu tư

Hợp tác phát triển công nghiệp, thương mại, đầu tư

Đây là hoạt động hợp tác giữa tỉnh Đăk Lắc và tỉnh Champasak (Lào).

Phát triển công nghiệp theo hướng liên kết sản xuất
Phát triển công nghiệp theo hướng liên kết sản xuất

Tại một số địa phương, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển tràn lan, dàn trải, thiếu quy hoạch…

Phát triển công nghiệp theo hướng liên kết sản xuất

Phát triển công nghiệp theo hướng liên kết sản xuất

Tại một số địa phương, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển tràn lan, dàn trải, thiếu quy hoạch…