Phát triển bền vững - yêu cầu tất yếu đối với các doanh nghiệp

VOV.VN - Trước những biến động tiềm ẩn nhiều rủi ro từ các yếu tố bên ngoài sẽ là tác động tiêu cực đến kinh tế đất nước trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế cho rằng, phát triển bền vững đang là điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Bức tranh kinh tế Việt Nam trong năm 2022 vừa qua đã có nhiều gam màu sáng, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD và ước cả năm đạt 730 tỷ USD. Đây là mức cao kỷ lục từ trước đến nay trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Cùng với đó là sức bật phục hồi trong sản xuất, kinh doanh của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI sau hai năm ảnh hưởng vì dịch Covid -19 ở nhiều lĩnh… Đã góp phần vào thành công của tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 7,2 - 8%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6-6,5%.

Tuy nhiên, dự báo ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, do những tác động từ thế giới, đặc biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ giá, tăng lãi suất, các vấn đề về an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu… sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước đang phát triển.

Trước bối cảnh này, theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công, phát triển bền vững là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp. Theo đó, các giá trị của phát triển doanh nghiệp bền vững cần phải được định hình và xây dựng trên giá trị cốt lõi của doanh nhân, doanh nghiệp; Các yêu cầu về đạo đức trong sản xuất kinh doanh, về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường cần phải được đề cao.

“Đánh giá tính bền vững của doanh nghiệp, thì ngay từ năm 2014 VCCI đã xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bộ tiêu chí này được bổ sung, hoàn thiện từng năm đến nay đã có 130 tiêu chí, với 5 nhóm tiêu chí thành phần dựa theo các góc độ đánh giá kinh doanh, môi trường, lao động, xã hội toàn diện, từ đó xác định tính bền vững của doanh nghiệp. Trải qua khó khăn do 2 năm ảnh hưởng vì Covid- 19 và trong năm 2022, đối với các doanh nghiệp đi theo hướng phát triển bền vững thì có khả năng chống chọi và phục hồi nhanh hơn” - ông Phạm Tấn Công nói.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, phát triển bền vững sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển lâu dài. Là doanh nghiệp có mặt tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã tích cực đầu tư vào các sáng kiến bền vững, tiêu biểu với chiến dịch “Vì một thế giới không rác thải” được triển khai từ năm 2018. Chiến dịch này cùng cam kết đến năm 2030, thu gom và tái chế tương đương 100% bao bì được bán ra trên toàn cầu, sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu tái chế trong sản xuất các lon, chai của sản phẩm. Đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức để nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải nhựa.

Ông Peeyush Sharma, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề của toàn cầu và cũng là của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi đã góp sức ngăn chặn sự ô nhiễm rác thải nhựa ở khắp đại dương trên toàn cầu. Kết quả đầu tiên sự hợp tác này mang lại là chúng tôi đã lắp đặt và vận hành thành công hệ thống làm sạch sông ngòi trên sông Cần Thơ. Cho đến nay, hệ thống làm sạch sông ngòi tiên tiến này có thể loại bỏ tới 400kg rác mỗi ngày, ngăn không cho rác thải từ sông ngòi đổ ra đại dương”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp thêm lợi thế lan toả sang các thị trường khác từ việc thực thi EVFTA
Doanh nghiệp thêm lợi thế lan toả sang các thị trường khác từ việc thực thi EVFTA

VOV.VN - Theo khảo sát mới đây của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tại thị trường EU mà sẽ là tiếp tục lan tỏa ra những thị trường phát triển khác.

Doanh nghiệp thêm lợi thế lan toả sang các thị trường khác từ việc thực thi EVFTA

Doanh nghiệp thêm lợi thế lan toả sang các thị trường khác từ việc thực thi EVFTA

VOV.VN - Theo khảo sát mới đây của Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) các doanh nghiệp không chỉ có cơ hội tại thị trường EU mà sẽ là tiếp tục lan tỏa ra những thị trường phát triển khác.

Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra
Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra

VOV.VN - Tăng trưởng vượt bậc từ trong khó khăn là những gì ngành Nông nghiệp đã làm được trong năm 2022. Dù thiên tai, dịch bệnh, giảm đơn hàng do lạm phát... kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt trên 53 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.

Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra

Nông nghiệp vượt khó khăn, tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra

VOV.VN - Tăng trưởng vượt bậc từ trong khó khăn là những gì ngành Nông nghiệp đã làm được trong năm 2022. Dù thiên tai, dịch bệnh, giảm đơn hàng do lạm phát... kim ngạch xuất khẩu toàn ngành vẫn đạt trên 53 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 8,5 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2021.

Chuyển đổi số đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các doanh nghiệp
Chuyển đổi số đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các doanh nghiệp

VOV.VN - Chính phủ đã đặt mục tiêu là đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Điều này cũng sẽ là thách thức không nhỏ của tất cả các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số - khi là những đơn vị chủ lực sáng tạo nên các nền tảng số Make in Việt Nam.

Chuyển đổi số đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các doanh nghiệp

Chuyển đổi số đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các doanh nghiệp

VOV.VN - Chính phủ đã đặt mục tiêu là đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Điều này cũng sẽ là thách thức không nhỏ của tất cả các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số - khi là những đơn vị chủ lực sáng tạo nên các nền tảng số Make in Việt Nam.