Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: “Đau một lần” để vươn ra biển lớn

VOV.VN - Khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững đã và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Trong các bài trước, VOV đã nêu những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo, không rõ nguồn gốc. Trong bối cảnh hội nhập, cùng với việc triển khai nhiều giải pháp gỡ “Thẻ vàng” của EC, ngành thủy sản Việt Nam cũng tập trung thực hiện mục tiêu chuyển từ nghề cá tự phát sang nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững, cạnh tranh công bằng.

Các tàu cá của Bình Định được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia khác từng bị Ủy ban Châu Âu cảnh báo do khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không có nguồn gốc. Từ năm 2012 đến nay, 25 nước trên thế giới đã bị Uỷ ban Châu Âu cảnh báo thẻ, trong đó 19 nước bị cảnh báo “Thẻ vàng” và 6 nước bị “Thẻ đỏ”. Năm 2013, Hàn Quốc bị EC phạt “Thẻ vàng” và không lâu sau đó đến lượt Mỹ với những lô hàng hải sản của nước này đều được đưa vào diện cần theo dõi. Để gỡ “Thẻ vàng”, Hàn Quốc đã thông qua Bộ Luật mới nhằm gia tăng kiểm soát các loại tàu cá. Theo đó, tăng quyền hạn của lực lượng chức năng khi phát hiện tàu đánh cá trái phép và chế tài xử lý, sử dụng hệ thống điện tử để kiểm soát, theo dõi tàu cá. Với động thái tích cực này, tháng 4 năm 2015, EC đã dỡ bỏ “Thẻ vàng” cho Hàn Quốc. Còn với Thái Lan, để gỡ “Thẻ vàng” cũng phải mất 4 năm và đầu tư khoảng 125 triệu Đô la Mỹ cho việc cải tổ bộ máy, tổ chức thêm 10 đầu mối kiểm soát nghề cá với khoảng gần 2.000 cán bộ triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong khắc phục thẻ vàng của một số nước. Theo bà Sắc, ở nhiều nước, doanh nghiệp muốn có nguyên liệu bắt buộc phải qua chợ đấu giá. Trong khi đó ở Việt Nam, hải sản của ngư dân do các nậu vựa thu gom, sau đó mới đi vào các doanh nghiệp.

Hải sản đánh bắt được bảo quản và kê khai nguồn gốc rõ ràng

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cho rằng, Việt Nam nên xây dựng một kế hoạch, lộ trình cụ thể để tháo gỡ “Thẻ vàng”: “Để giải quyết gỡ “thẻ vàng”, nên chăng cụ thể hoá con số, cơ quan nào làm, ai làm cái gì và những số đó trở thành con số truyền thông. Chúng ta hãy làm tốt nhất có thể để lấy lại “Thẻ xanh”. Đó là khao khát của những người làm nghề biển”.

Các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về chống đánh bắt cá trái phép, không khai báo, không rõ nguồn gốc diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Luật Thuỷ sản năm 2017 có hiệu lực từ đầu năm nay. Đây là một bước tiến về nhận thức, về ban hành văn bản pháp luật; là một công cụ quản lý lâu dài vì một nghề cá có trách nhiệm.

Theo Luật Thủy sản mới, tới đây sẽ cấp hạn ngạch đối với từng địa phương, từng loài và nghề khai thác hải sản. Cơ quan chức năng sẽ quản lý và kiểm soát mức độ khai thác và truy xuất nguồn gốc khai thác. Một số loài sản lượng lớn như cá ngừ đại dương sẽ quản lý theo hạn ngạch, còn loài cá kết đàn như cá cơm sẽ thí điểm quản lý cường lực khai thác. Ông Vũ Văn Tám, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, cần quản lý khai thác theo hạn ngạch gắn với bảo vệ nguồn lợi từ biển.

Hải sản đánh bắt được bảo quản và kê khai nguồn gốc rõ ràng

“Cảnh báo thẻ vàng của EC thì chúng ta mới xem xét lại toàn bộ quy định đối với lĩnh vực khai thác, trong đó đưa vào nhiều định chế để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quy định về điều tra nguồn lợi thuỷ sản 5 năm/lần. Tới đây, chúng ta sẽ quản lý việc đóng mới tàu cá cũng như quản lý cường lực khai thác bằng cách cấp hạn ngạch khai thác, từng bước tiến tới quản lý theo hạn ngạch sản lượng gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản”, ông Vũ Văn Tám cho biết.

Theo ông Lê Văn Hồng, Giám đốc Công ty Cổ phần Bá Hải, một doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ lớn ở tỉnh Phú Yên, nếu chúng ta sớm có những động thái quyết liệt thì ngành thuỷ sản đã không bị áp lực bởi các qui định của EC. Bây giờ, “mất bò mới lo làm chuồng”. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh kết hợp khai thác thành chuỗi. Ông Lê Văn Hồng đề nghị Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp có năng lực trình độ quản lý, trách nhiệm với xã hội, giúp doanh nghiệp tập hợp tàu cá của ngư dân thành những đội đánh bắt và chế biến ngay trên biển, gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường biển.

Các tàu đánh bắt cá ngừ đại dương cập cảng

“Phải thay đổi mô hình kinh doanh, phải ra biển lớn mới được. Phương án đưa ra là doanh nghiệp quản lý kết hợp với ngư dân. Doanh nghiệp có tàu lớn cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm cho từng chuyến tàu, tàu ngư dân đi theo đến vùng biển nào đó thì bung ra đánh bắt và đưa về trên tàu chế biến luôn. Làm như vậy, mỗi chuyên biển có thể 3 đến 4 tháng mới về, hiệu quả cao”, ông Lê Văn Hồng nêu ý kiến.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42 qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản. Theo đó, nâng mức phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng đối với các hành vi vi phạm, tăng gấp 10 lần so với trước. Ngoài ra, các tàu cá vi phạm còn bị tịch thu phương tiện, thuỷ sản khai thác, tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 6 tháng đến 12 tháng và cắt các khoản hỗ trợ mỗi chuyến biển, buộc chủ tàu cá phải chi trả toàn bộ kinh phí đưa ngư dân bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ trở về nước và các chi phí liên quan khác đối với hành vi vi phạm quy định.

Kiểm tra sổ sách, làm thủ tục cập cảng cho ngư dân

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị xử lý thật nặng đối với tàu đánh bắt cá trái phép ở vùng biển nước ngoài: “Nhà nước đã hỗ trợ cho ngư dân rất nhiều thì ngư dân và các chủ tàu phải có trách nhiệm với Nhà nước. Tỉnh Bình Định sẽ dùng biện pháp mạnh hơn để làm sao cho cho họ thấy việc họ xâm phạm là sai trái, vì Nhà nước đã hỗ trợ rất nhiều mà các thuyền trưởng và thuyền viên chỉ vì lợi nhuận tức thì của mình để đi làm những việc sai trái”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, chuyển một ngành kinh tế khai thác một cách tự nhiên sang một ngành kinh tế biển có trách nhiệm, phát triển bền vững theo chuỗi, trước hết cần có nhận thức đúng. Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương triển khai nghiêm túc các quy định về tăng cường quản lý phương tiện. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh và cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm, nhanh chóng đưa Luật Thủy sản đi vào cuộc sống, trong đó đặc biệt ưu tiên triển khai các biện pháp khắc phục thẻ vàng của EC.

“Chúng ta không thể mong một sớm một chiều mà chuyển được từ nghề cá truyền thống, tự phát nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm hiện đại. Chúng ta phải bày tỏ quyết tâm là xây dựng nghề cá phát triển bền vững. Bộ Luật Thuỷ sản phấn đấu cho một nghề cá bền vững hiệu quả, có trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tàu thuyền về neo đậu tại cảng Quy Nhơn

Mới đây, tại cuộc họp của Ban đạo đạo Quốc gia về chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo đã yêu cầu các ngành, địa phương ven biển phải coi việc thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu để gỡ “Thẻ vàng” cho thuỷ sản Việt Nam là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Đây cũng là bước tạo đột phá, hướng đến mục tiêu phát triển nghề cá Việt Nam bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

“Chúng ta để “Thẻ vàng” mà nâng lên thành “Thẻ đỏ” thì vô cùng nguy hiểm cho nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống không chỉ của người dân ở vùng biển, của ngư dân mà ảnh hưởng đến tất cả đời sống của người dân ở đất nước chúng ta. Về lâu dài bảo đảm cho ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói.

Thực tế cho thấy, hướng khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững trở thành xu hướng của toàn cầu, được các nước trên thế giới quan tâm. Đây không phải chuyện của một quốc gia nào mà trong điều kiện hội nhập quốc tế, các nước đều phải đi theo hướng này. Việc chuyển một nghề cá từ khai thác tự nhiên, tự phát sang hướng bền vững theo chuỗi có trách nhiệm và hội nhập cần có một cuộc “đại phẫu” đối với nghề cá nước ta. Quá trình “phẫu thuật” không tránh khỏi những “cú đau”, sự xáo trộn lớn trong cuộc sống ngư dân, hoạt động của các doanh nghiệp và các địa phương ven biển. Vì vậy, phát triển một nghề cá trách nhiệm, bền vững cần phải chấp nhận “đau một lần” để vươn ra biển lớn!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghệ An đưa vào khai thác tàu vỏ thép đầu tiên làm hậu cần nghề cá
Nghệ An đưa vào khai thác tàu vỏ thép đầu tiên làm hậu cần nghề cá

VOV.VN - Tàu có công suất 828CV, tải trọng dưới 35 tấn được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin, định vị, cảnh báo hiện đại.

Nghệ An đưa vào khai thác tàu vỏ thép đầu tiên làm hậu cần nghề cá

Nghệ An đưa vào khai thác tàu vỏ thép đầu tiên làm hậu cần nghề cá

VOV.VN - Tàu có công suất 828CV, tải trọng dưới 35 tấn được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin, định vị, cảnh báo hiện đại.

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc
15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004, thời hạn hiệu lực trong 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn, giá trị pháp lý ở cấp Chính phủ phê duyệt.

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác Nghề cá Việt Nam-Trung Quốc

VOV.VN - Hiệp định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/6/2004, thời hạn hiệu lực trong 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn, giá trị pháp lý ở cấp Chính phủ phê duyệt.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC
Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

VOV.VN - Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mục tiêu quan trọng hơn cần hướng tới là xây dựng và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

VOV.VN - Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mục tiêu quan trọng hơn cần hướng tới là xây dựng và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Dịch vụ hậu cần nghề cá Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu ngư dân
Dịch vụ hậu cần nghề cá Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu ngư dân

VOV.VN - Dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão tỉnh Quảng Ninh thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân, kéo theo nghề cá chậm phát triển.

Dịch vụ hậu cần nghề cá Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu ngư dân

Dịch vụ hậu cần nghề cá Quảng Ninh chưa đáp ứng được nhu cầu ngư dân

VOV.VN - Dịch vụ hậu cần nghề cá, khu neo đậu tránh trú bão tỉnh Quảng Ninh thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngư dân, kéo theo nghề cá chậm phát triển.

Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu
Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu

VOV.VN - Tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá ở Quảng Ngãi thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các tàu cá.

Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu

Hậu cần nghề cá ở Quảng Ngãi vừa thiếu lại vừa yếu

VOV.VN - Tàu công suất lớn ngày càng nhiều nhưng các bãi neo, đậu tàu cá ở Quảng Ngãi thì lạc hậu, xuống cấp, gây trở ngại cho các tàu cá.

“Thẻ vàng” EC làm dậy sóng nghề biển
“Thẻ vàng” EC làm dậy sóng nghề biển

VOV.VN - Gần 2 năm qua, việc Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “Thẻ vàng” đối với thuỷ sản Việt Nam đã tác động tiêu cực đến ngành thuỷ sản của Việt Nam.

“Thẻ vàng” EC làm dậy sóng nghề biển

“Thẻ vàng” EC làm dậy sóng nghề biển

VOV.VN - Gần 2 năm qua, việc Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng “Thẻ vàng” đối với thuỷ sản Việt Nam đã tác động tiêu cực đến ngành thuỷ sản của Việt Nam.