Phát triển sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị
VOV.VN - Đến năm 2030, khoảng 25% sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan của Việt Nam để xuất khẩu.
Việt Nam hiện có hơn 645.000 ha cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, với khoảng 577.000 ha. Năng suất cà phê của Việt Nam trung bình đạt 2 tấn nhân/ha, thuộc nhóm nước có năng suất cà phê cao trên thế giới.
Phát triển sản xuất cà phê theo chuỗi giá trị, gia tăng lợi ích cho các bên. |
Năm 2017, giá xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân giúp ngành cà phê Việt Nam thu về trên 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, Cà phê Việt Nam chế biến sâu chưa nhiều, sản lượng chế biến cà phê nhân khoảng 1,5 triệu tấn/năm và sản lượng chế biến cà phê hòa tan khoảng 200.000 tấn/năm. Sản xuất cà phê hiện nay vẫn nhỏ lẻ, tiêu thụ thô, tỷ lệ chế biến sâu còn khiêm tốn, sản xuất theo chuỗi giá trị còn nhiều bất cập.
Ông Trương Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, những năm qua sản xuất cà phê của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng đã đạt được những thành công. Tỉnh Đắk Nông mong muốn qua hội thảo sẽ tìm giải pháp phát triển sâu từ sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.
“Cây cà phê chúng tôi vẫn xác định là cây chủ lực trên địa bàn. Do đó việc tái cơ cấu ngành cà phê, đã được định hướng trong nền nông nghiệp của tỉnh từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Việc ổn định sản xuất cà phê theo hướng bền vững đầu tiên phải chú trọng đến cây giống, sau đó là vấn đề tổ chức canh tác như thế nào và sử dụng nước tưới tiết kiệm và khâu quan trọng nhất là chế biến", ông Trương Thanh Tùng nói.
"Để nâng cao được giá trị gia tăng của các sản phẩm này từ chế biến thô sang chế biến tinh nhằm mục đích nâng cao tỷ lệ chế biến đến năm 2030 là khoảng 25% sản phẩm cà phê rang xay và cà phê hòa tan để xuất khẩu”, ông Tùng nhấn mạnh./. Ra mắt cà phê uống liền Georgia Coffee Max 100% nguồn cà phê Việt Nam
Trồng cà phê xen cây ăn quả, lão nông thu nhập tới 700 triệu đồng