Phát triển thủy sản bền vững vùng Duyên hải miền Trung

VOV.VN - Phương thức tổ chức cùng lối đánh bắt thủ công của hơn 200.000 lao động nghề cá trong vùng đạt hiệu quả rất thấp.

Sáng 29/3, tại TP Tuy Hòa, Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung và UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội thảo khoa học “Xúc tiến thương mại nhằm phát triển thủy sản bền vững vùng Duyên hải miền Trung”.


Hội thảo thu hút đông đảo đại diện lãnh đạo các Bộ ngành trung ương, các tỉnh Duyên hải miền Trung cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đánh bắt, khai thác và chế biến hải sản. Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng Ban Điều phối Vùng Duyên hải miền Trung Nguyễn Bá Thanh chủ trì hội thảo.

Vùng Duyên hải miền Trung gồm 9 tỉnh, từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, với chiều dài bờ biển hơn 1.400 km, chiếm gần một nửa tổng chiều dài bờ biển của cả nước. Với thế mạnh về kinh tế biển cùng hệ thống sông ngòi, đầm phá, đặc biệt là 2 ngư trường lớn Hoàng Sa và Trường Sa, hàng năm cung cấp nguồn hải sản phong phú, đa dạng. Năm 2013, hơn 46.200 tàu thuyền đã khai thác đạt hơn 775.000 tấn thủy hải sản, chiếm gần 28% tổng sản lượng của cả nước.

Hiện, các địa phương vùng Duyên hải miền Trung đã thành lập 50 hợp tác xã nghề cá và 13 nghiệp đoàn nghề cá, trên 1.400 tổ, đội đoàn kết, sản xuất trên biển. Tuy nhiên, phương thức tổ chức đánh bắt của hơn 200.000 lao động nghề cá trong vùng với lối đánh bắt thủ công truyền thống… nên hiệu quả đánh bắt thấp.

Tại Hội thảo, các đại biểu kiến nghị về gói tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng mới cải hoán tàu thuyền, xúc tiến xây dựng trung tâm hậu cần nghề cá, nâng cao năng lực chế biến và công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thủy sản Việt Nam.

TS. Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn Phát triển Vùng Duyên hải miền Trung cho biết, nguồn tín dụng cấp cho ngư dân chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với việc họ tự vay mượn để đóng các phương tiện.

“Tăng cường cấp nguồn tín dụng cho ngư dân mới tạo được một đội ngũ đánh bắt lớn. Bên cạnh đó, cần đầu tư hướng dẫn kỹ thuật đang trong tình trạng quá tải, cũng như sự lạc hậu của các cơ sở hạ tầng cho hậu cần nghề cá. Bộ NN&PTNT cần cùng với các địa phương trình Chính phủ ưu tiên xây dựng trước một Trung tâm hậu cần nghề cá ngay tại vùng Duyên hải miền Trung”, TS. Trần Du Lịch chỉ rõ./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng 4 đảm bảo an toàn cho hơn 3.200 lượt tàu đánh bắt cá
Vùng 4 đảm bảo an toàn cho hơn 3.200 lượt tàu đánh bắt cá

VOV.VN -Vùng 4 Hải quân cũng đã nhiều lần ứng cứu các tàu cá của ngư dân gặp nạn trên biển

Vùng 4 đảm bảo an toàn cho hơn 3.200 lượt tàu đánh bắt cá

Vùng 4 đảm bảo an toàn cho hơn 3.200 lượt tàu đánh bắt cá

VOV.VN -Vùng 4 Hải quân cũng đã nhiều lần ứng cứu các tàu cá của ngư dân gặp nạn trên biển

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc
Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

(VOV) -Đây là hành động tiếp theo của phía Trung Quốc thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

Phi lý lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc

(VOV) -Đây là hành động tiếp theo của phía Trung Quốc thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân
Tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân

VOV.VN-Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi) tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân Giáp Ngọ.

Tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân

Tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân

VOV.VN-Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh (Lý Sơn, Quảng Ngãi) tưng bừng ra quân đánh bắt hải sản đầu xuân Giáp Ngọ.

Ngư dân đánh bắt tràn lan tôm hùm nhỏ trong mùa cấm
Ngư dân đánh bắt tràn lan tôm hùm nhỏ trong mùa cấm

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ cho phép nghề này hoạt động từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.

Ngư dân đánh bắt tràn lan tôm hùm nhỏ trong mùa cấm

Ngư dân đánh bắt tràn lan tôm hùm nhỏ trong mùa cấm

UBND tỉnh Bình Thuận chỉ cho phép nghề này hoạt động từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau.