Phó Thủ tướng: Tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị, thời gian tới, các Bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng của Thủ tướng.

Sáng 29/3, tại Bình Định, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, nhằm đánh giá kết quả thực hiện năm 2018 và kế hoạch triển khai năm 2019 của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới dự và phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2018 đạt 32.022 tỷ đồng, tăng 6,09% so với năm 2017; năng suất và chất lượng rừng tiếp tục được cải thiện; Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 9,382 tỷ USD, tăng 15,9% so với 2017, chiếm hơn 23% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.

Giá trị xuất siêu của lâm sản chính đạt hơn 7 tỷ USD; công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân hàng năm cả nước trồng được 230.000 ha rừng tập trung; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực... góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai; đưa độ che phủ của rừng tăng từ 41,19% năm 2016 lên 41,65% năm 2018...

Thảo luận tại hội nghị, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều đại biểu cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế như vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ, nguyên nhân chủ yếu là do sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương còn chưa quyết liệt, nhất là tại một số vùng trọng điểm phá rừng như Điện Biên, Bắc Kạn, các tỉnh Tây Nguyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Hữu Tháp cho rằng, tình hình vi phạm lâm luật vẫn còn phức tạp, dù tỉnh đã có nhiều biện pháp quản lý ngăn chặn tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn. Các cơ sở chế biến lâm sản chưa được chú trọng đầu tư về công nghệ, chưa phát triển và khai thác mạnh mẽ thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm trong nước về nguồn lực đầu tư phát triển rừng vẫn còn nhiều khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương, việc trao đổi thông tin, kiểm tra, xác minh và đấu tranh ngăn chặn hoạt động phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác về sử dụng đất lâm nghiệp chưa thường xuyên. Đặc biệt, kết quả trồng rừng tập trung không đồng đều giữa các vùng, một số vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn, nhưng kết quả phát triển rừng còn thấp như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

Phó Thủ tướng đề nghị, thời gian tới, các Bộ, ngành địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng của Thủ tướng Chính phủ, không khai thác gỗ rừng tự nhiên; chỉ đạo các đơn vị triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả và thành công các chỉ tiêu nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ giao cho ngành Lâm nghiệp. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

“Các Bộ, ngành Trung ương các thành viên Ban Chỉ đạo tập trung kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác. Chúng ta không cực đoan là không chuyển mục đích sử dụng rừng, nhưng rừng là để mục đích phục vụ con người tạo ra môi trương tốt và kết hợp phát triển kinh tế vì lợi ích của con người và người dân”, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Kạn chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất
Bắc Kạn chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn sẽ chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất nhằm giúp người dân địa phương phát triển kinh tế từ rừng.

Bắc Kạn chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

Bắc Kạn chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất

VOV.VN - Tỉnh Bắc Kạn sẽ chuyển đổi hơn 10.000 ha rừng phòng hộ sang rừng sản xuất nhằm giúp người dân địa phương phát triển kinh tế từ rừng.

Nuôi tôm dưới tán rừng, thu 200 triệu đồng mỗi năm
Nuôi tôm dưới tán rừng, thu 200 triệu đồng mỗi năm

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng (tôm – rừng) là một thế mạnh của tỉnh Cà Mau đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nuôi tôm dưới tán rừng, thu 200 triệu đồng mỗi năm

Nuôi tôm dưới tán rừng, thu 200 triệu đồng mỗi năm

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm dưới tán rừng (tôm – rừng) là một thế mạnh của tỉnh Cà Mau đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”
Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã xé rào, tự ý chuyển đổi đất trồng cao su sang đất nuôi bò, trồng cây ăn quả, thậm chí cho thuê.

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

Xé rào chuyển đổi đất rừng: Doanh nghiệp ở Gia Lai “tiền trảm hậu tấu”

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp ở Gia Lai đã xé rào, tự ý chuyển đổi đất trồng cao su sang đất nuôi bò, trồng cây ăn quả, thậm chí cho thuê.