Phòng vệ thương mại sẽ không loại trừ bất kỳ hàng hóa nào

VOV.VN - Bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước nhập khẩu.

Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến ngày 15/10 vừa qua, đã có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra 141 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong số này, Mỹ là nước khởi xướng điều tra các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam nhiều nhất (27 vụ). Tiếp đó là Thổ Nhĩ Kỳ với 20 vụ; Ấn Độ 17 vụ và EU khởi kiện 14 vụ.

Dẫn đầu vẫn là các vụ việc liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại như điều tra chống bán phá giá, biện pháp tự vệ, chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá cũng như các biện pháp chống trợ cấp. Các mặt hàng Việt Nam phải chịu nhiều biện pháp phòng vệ thương mại của thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là là thủy sản, sắt, thép...

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là xu thế bảo hộ hàng hóa đang ngày càng gia tăng tại nhiều thị trường, điều này khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt nhiều hơn với các vụ kiện phòng vệ thương mại, vì thế đòi hỏi Việt Nam cần có chính sách ứng phó linh hoạt và phù hợp.

Nhiều sản phẩm thép của Việt Nam khó xuất khẩu bởi các biện pháp phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: KT)

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang nổi lên rầm rộ

Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) chỉ rõ, hàng hoá của xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vô cùng đa dạng, từ các mặt hàng nông, thủy sản cho đến các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.

“Trước đây, chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thuỷ sản, da giày mới bị kiện, nhưng nay ngay cả những mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng phải đối mặt với các vụ kiện. Có thể nói, bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại”, ông Trung nói.

Quan ngại ở chỗ, các vụ kiện về phòng vệ thương mại hiện nay cũng phát sinh theo những xu hướng mới như kiện chùm; kiện chống lẩn tránh thuế; kiện domino; kiện kép đã và đang làm gia tăng số lượng các vụ kiện về phòng vệ thương mại.

Là ngành hàng thường xuyên đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) nhận định, thời gian gần đây, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang nổi lên rầm rộ. Những vụ kiện phòng vệ thương mại mà ngành thép phải đối mặt thường đến từ các thị trường tương đối lớn như  Hoa Kỳ, EU và một số nước trong khu vực ASEAN, thậm chí cả Liên minh kinh tế Á-Âu... Những vụ kiện này đã, đang và sẽ đặt ra khó khăn nhất định tới xuất khẩu thép trong thời gian tới.

Trong bối cảnh bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng, khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng lớn thì các mặt hàng xuất khẩu cũng phải đối mặt nhiều hơn với các biện pháp phòng vệ thương mại. Có thể nói, các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm xuất khẩu là một xu thế khó tránh khỏi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Để hạn chế các tác động tiêu cực của xu thế này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong thời gian qua, Bộ Công Thương thường xuyên cập nhật thông tin với các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp về xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Khi các doanh nghiệp nhận biết được điều này sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, thận trọng trong việc lên kế hoạch đầu tư, sản xuất, phát triển thị trường và có kế hoạch ứng phó hiệu quả.

Hạn chế cạnh tranh bằng hàng giá rẻ

Người đứng đầu Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại ngay từ giai đoạn đầu. Từ việc tiếp nhận đơn kiện cho đến khi khởi xướng điều tra, trả lời câu hỏi điều tra, thẩm tra tại chỗ đến điều trần công khai và ra phán quyết.

Một động thái khác được Bộ Công Thương triển khai là theo dõi chặt chẽ quy trình điều tra của nước nhập khẩu để đảm bảo các bước trong quy trình điều tra tuân thủ đầy đủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cam kết trong các điều ước quốc tế và nội luật của nước nhập khẩu.

“Cho tới nay, Việt Nam đã khiếu kiện 5 vụ việc ra WTO, trong đó 2 vụ đã kết thúc với kết quả tích cực cho ngành thủy sản Việt Nam, 1 vụ đã kết thúc giai đoạn phúc thẩm với kết quả thuận lợi cho ngành thép Việt Nam, 2 vụ đang trong quá trình xét xử là vụ việc chống bán phá giá cá tra và chương trình giám sát cá da trơn của Hoa Kỳ”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Cũng theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu nên trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản về phòng vệ thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của các thị trường đang và sẽ xuất khẩu hàng hóa.

“Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng tại một thị trường. Doanh nghiệp cần tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng hàng giá rẻ. Doanh nghiệp luôn chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ kiện phòng vệ thương mại có thể xảy ra bất kỳ lúc nào; đảm bảo chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế…”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lưu ý./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại
Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

VOV.VN - Các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp còn thiếu kiến thức cơ bản về phòng vệ thương mại

VOV.VN - Các doanh nghiệp nên tự bảo vệ bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.

Điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại thép cuộn và thép dây nhập khẩu
Điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại thép cuộn và thép dây nhập khẩu

VOV.VN - Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là các sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

Điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại thép cuộn và thép dây nhập khẩu

Điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại thép cuộn và thép dây nhập khẩu

VOV.VN - Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là các sản phẩm thép cuộn và thép dây nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau.

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?
“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

“Vũ khí” phòng vệ thương mại: Có sao không dùng?

VOV.VN - Một điểm hạn chế trong nhận thức và hành động của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam là vẫn còn thờ ơ với các biện pháp phòng vệ thương mại.

Xử lý điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp quá ít kinh nghiệm
Xử lý điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp quá ít kinh nghiệm

VOV.VN -  Các doanh nghiệp trong nước còn thiếu kinh nghiệm ứng phó với các vấn đề phòng vệ thương mại, nhất là các vụ việc xảy ra ở nước ngoài.

Xử lý điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp quá ít kinh nghiệm

Xử lý điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp quá ít kinh nghiệm

VOV.VN -  Các doanh nghiệp trong nước còn thiếu kinh nghiệm ứng phó với các vấn đề phòng vệ thương mại, nhất là các vụ việc xảy ra ở nước ngoài.