Phục hồi tổng cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới

VOV.VN - Các DN cần chú trọng hơn tới thị trường trong nước, phát triển năng lực trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước, không để mất thị phần về hàng hóa, dịch vụ ngay trên “sân nhà”.

Sáng nay (11/7), Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Tạp chí kinh tế Việt Nam tổ chức tọa đàm kinh tế vĩ mô 2023 “Phục hồi tổng cầu - thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới”.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã đánh giá kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm nay; đánh giá tổng cầu nền kinh tế trong bối cảnh mới. Từ góc độ tổng cầu, tiêu dùng nội địa với chỉ dấu quan trọng là tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ hàng hóa tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng. Chi tiêu Chính phủ tăng mạnh so với các năm trước về con số tuyệt đối, với khoảng 226.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân trong 6 tháng đầu năm 2023...

Đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng trở lại và có những dấu hiệu tăng tích cực hơn trong những quý tới. Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu đã suy giảm và đây được cho là nguyên nhân chính, làm suy giảm tổng cầu của nền kinh tế và cũng là trở lực lớn nhất khiến tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với mục tiêu.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp kích cầu có chọn lọc và kết hợp các chính sách cải thiện các tổng cung tiềm năng. “Chính sách trọng cung của nền kinh tế khi chúng ta nhìn thấy xu hướng tăng trưởng chung của nền kinh tế đang thấp dần. Nếu chúng ta lạm dụng chính sách kích cầu sẽ dễ đi từ thái cực này sang thái cực khác bất ổn hơn”, PGS.TS Phạm Thế Anh chỉ ra.

Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, nước ta đã trải qua nửa đầu năm 2023 đầy khó khăn, thách thức. Mức tăng trưởng 3,72% dù thấp nhưng đã thể hiện được sự nỗ lực lớn của mọi lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy, tất cả các thành phần tổng cầu của nền kinh tế đều suy giảm hoặc tăng trưởng thấp. Trước hàng loạt khó khăn về thị trường, vốn, giá cả đầu vào tăng cao, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tìm được giải pháp để thoát khỏi khó khăn.

PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nêu giải pháp, để tăng trưởng mức 8-9% trong 2 quý còn lại của năm, cần có những giải pháp đột phá hỗ trợ nền kinh tế. Trong đó, cần khơi thông những nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

“Một là phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, vấn đề nợ xấu. Thứ hai là lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn. Ngoại trừ những trường hợp những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu hay với doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ cao, còn lại là phải chấp nhận đó là thị trường. Một vấn đề quan trọng hơn là phải ổn định được tỷ giá. Thời điểm này ổn định tỷ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định”, PGS.TS Nguyễn Đức Trung nêu.

Một vấn đề được các đại biểu chỉ ra là cần cấu trúc lại tổng cầu của nền kinh tế và từ đó tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh. Chú trọng hơn tới thị trường trong nước, phát triển năng lực của doanh nghiệp trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nước, không để mất thị phần về hàng hóa, dịch vụ ngay trên “sân nhà”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh
Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh

VOV.VN - Cùng bàn luận câu chuyện về sản xuất và xuất khẩu nông sản năm 2023 với ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT.

Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh

Vượt khó khăn, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh

VOV.VN - Cùng bàn luận câu chuyện về sản xuất và xuất khẩu nông sản năm 2023 với ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN&PTNT.

Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GTVT 6 tháng cuối năm
Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GTVT 6 tháng cuối năm

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị của ngành cần đẩy mạnh tính tiên phong, gương mẫu để hoàn thành nhiệm vụ này trong 6 tháng cuối năm.

Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GTVT 6 tháng cuối năm

Giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của ngành GTVT 6 tháng cuối năm

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị của ngành cần đẩy mạnh tính tiên phong, gương mẫu để hoàn thành nhiệm vụ này trong 6 tháng cuối năm.

Tăng trưởng 6 tháng cuối năm: Cần quyết liệt thúc đẩy tổng cầu
Tăng trưởng 6 tháng cuối năm: Cần quyết liệt thúc đẩy tổng cầu

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ 3,72%, cần kích tổng cầu chỉnh tổng cung và ổn định giá đồng bộ và quyết liệt tiếp sức tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.

Tăng trưởng 6 tháng cuối năm: Cần quyết liệt thúc đẩy tổng cầu

Tăng trưởng 6 tháng cuối năm: Cần quyết liệt thúc đẩy tổng cầu

VOV.VN - Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP chỉ 3,72%, cần kích tổng cầu chỉnh tổng cung và ổn định giá đồng bộ và quyết liệt tiếp sức tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm.